Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận nợ công tăng cao

author 11:01 16/11/2017

(VietQ.vn) - Sáng nay (16/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi về vấn đề nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Theo đại biểu Nguyễn Tảo (Lâm Đồng), vấn đề nợ công hiện là mối quan tâm lớn của cử tri cả nước. Tình hình nợ công hiện nay sát trần hơn 60% GDP, rủi ro lớn do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như huy động thuế, phí trên GDP giảm, trong khi Chính phủ vẫn đàm phán ký kết các khoản vay mới. Trước vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tảo đã đưa ra câu hỏi điều này ảnh hưởng như thế nào trong kiểm soát chi tiêu nợ công thời gian tới.

 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn Quốc hội sáng ngày 16/11. Ảnh: VGP

 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn Quốc hội sáng ngày 16/11. Ảnh: VGP

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn cần phải có lộ trình giảm dần bội chi, đảm bảo an toàn nợ công.

Báo Dân trí đưa tin, Bộ Tài chính cũng cho rằng, thời gian qua đã từng bước kiểm soát nợ công, các chỉ tiêu trong năm 2016, 2017 vẫn trong giới hạn cho phép, kiểm soát được tốc độ gia tăng cũng như kỳ hạn phát hành trái phiếu.

Trong khi đó, lãi suất vay theo hướng giảm dần, 2011 là 12,01% thì tới 2016 tới 6,8%, 10 tháng năm nay còn 6,04%, giảm một nửa. Danh mục trái phiếu được cơ cấu lại theo hướng nợ nước ngoài giảm, trong nước tăng lên, lãi suất giảm xuống, kì hạn thì tăng lên, cơ cấu nợ trái phiếu Chính phủ còn là 78%.

Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đã có nghị quyết về tái cơ cấu ngân sách và đảm bảo an toàn nợ công bền vững, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, theo đó, giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công (trần không quá 65%; nợ nước ngoài không quá 50%).

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã tổng kết, đánh giá, báo cáo các cấp có thẩm quyền nhằm bảo đảm nợ công bền vững, Quốc hội cũng đã có Nghị quyết về vấn đề này.

Vụ 'biệt phủ' Yên Bái: Đại biểu Quốc hội lên tiếng(VietQ.vn) - Liên quan đến vụ 'biệt phủ' Yên Bái, ông Khuê cho rằng, đây chính là tiếng chuông báo hiệu cho các địa phương khác tự rà soát và nhìn lại hạn chế, yếu kém của từng nơi.

Trong thời gian qua chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý chặt nợ công như: Rà soát, hoàn thiện thể chế; quản lý chặt trần nợ công; quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay ODA; xác định rõ mức bội chi ngân sách hằng năm; siết chặt bảo lãnh chính phủ; kiên quyết bám sát Nghị quyết 5 năm của Quốc hội trong chỉ đạo điều hành; bố trí cân đối nguồn bảo đảm trả nợ đúng hạn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát...

Hiện Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua Luật nợ công sửa đổi và đã trình Thủ tướng.

Ánh Ngân (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang