Bộ trưởng Kim Tiến lại lao vào "tâm sởi"

author 17:54 21/04/2014

Ngày 21/2/2014, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến đã một lần nữa vi hành đến các bệnh viện để thị sát tình hình dịch sởi.

Cái khó của bệnh viện

Sáng ngày 21/2/2014, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến thị sát đến các bệnh viện Bạch Mai, Nhiệt đới Trung ương, Đống Đa.

Bộ trưởng Y tế nhận định: "Một trong những nguyên nhân khiến tử vong là người ta đổ dồn lên viện Nhi. Các trường hợp tử vong 95% tập trung tại bệnh viện Nhi trung ương, sau đó đến Bạch Mai có 2 trường hợp, Nhiệt đới Trung ương có 1 trường hợp. Nguyên nhân khiến bệnh sởi tăng nhanh do người dân có hiện tượng dồn về ba cái nút cổ chai trên. .

Một nguyên nhân khác, khi  dồn vào nút cổ chai, tập trung vào một chỗ cao độ quá, thì chắc chắn có khả năng tử vong do bội nhiễm lây chéo. Thêm nữa, khả năng điều trị, chăm sóc cũng không hiệu quả vì không thể vừa điều trị bệnh nhân nhẹ, vừa điều trị trung bình, nặng được."

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Lý giải cho nguyên nhân bệnh nhân dồn vào "nút cổ chai" như vậy, Bộ trưởng Y tế phát biểu: “Trong buổi làm việc với viện Nhi Trung ương, các bác sĩ ở đây cho biết bệnh viện đang bị quá tải. Trả lời việc quá tải mà vẫn nhận thêm bệnh nhân, các bác sĩ trả lời, không thể từ chối tiếp nhận bệnh nhân được, mà có chuyển về họ cũng dứt khoát không chịu về. Còn các tuyến dưới, khi hỏi vì sao lại chuyển bệnh nhân lên tuyến trên? Họ cho biết nhiều trường hợp người nhà yêu cầu, không chuyển đi không được, mà không chuyển thì họ cũng tự đi.”

Bộ trưởng khẳng định, nếu bệnh không nặng, không biến chứng thì việc điều trị ở các bệnh viện tuyến dưới, thậm chí điều trị tại nhà sẽ tốt hơn đưa đến bệnh viện trung ương. Bởi sởi là một bệnh truyền nhiễm và môi trường bệnh viện lúc này chỉ tập trung những ca bệnh nặng.

“Ngay như việc tôi chỉ đạo bệnh viện Xanh Pôn mở cửa sổ ngày ít nhất 3 lần để làm mới không khí, nhưng các bác sĩ nói lại cứ mở cửa, các bà mẹ sợ nắng, gió như quan niệm dân gian nên lại đóng lại” – bà Tiến chia sẻ.

“Những ca bệnh đầu tiên bắt đầu từ vùng cao Yên Bái, từ nhà cách trạm xá cả chục cây số đi bộ, nhưng họ chỉ có 2 ca tử vong. Tại sao tại những thành phố có mức sống cao, đầy đủ như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lại nhiều ca tử vong hơn, nhiều trường hợp lây nhiễm hơn?” – Bộ trưởng Tiến đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Tiến cho biết thêm, các chuyên gia Nhật Bản, Singapore cũng đã thừa nhận về việc ở nước họ cũng xảy ra trường hợp tương tự như tại Việt Nam.

Phòng cách ly dành cho trẻ em của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Không để trẻ phải ghép giường

Trong buổi làm việc với lãnh đạo bệnh viện Nhiệt đới trung ương và giới truyền thông sau đó, bộ trưởng Tiến nhận định ngành y tế đã đầy đủ khả năng để khống chế dịch lần này. Các bệnh viện trung ương đã triển khai phương pháp phân tuyến, phân luồng, sàng lọc bệnh nhân đến các bệnh viện vệ tinh, địa phương. Phác đồ điều trị bệnh cũng đã có, những thuốc cần bổ xung cũng đầy đủ. Các phương tiện chẩn đoán, điều trị sẵn sàng.

Tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sau khi thăm sức khỏe của những người lớn đang điều trị tại đây, Bộ trưởng chỉ đạo, lãnh đạo bệnh viện cần sàng lọc những người bệnh không nặng cho về tuyến địa phương, hoặc các bệnh viện vệ tinh, bác sĩ bệnh viện bố trí đi thăm khám để nhường giường cho các cháu nhỏ.

“Các bệnh tim, bệnh thận, bệnh khớp… có thể nằm ghép giường, nhưng riêng bệnh về hô hấp không thể để tình trạng như vậy. Bố trí thêm phòng, điều chuyển bệnh nhân sao cho chấm dứt tình trạng nhiều trẻ nằm chung một giường” – bộ trưởng Tiến nói.

Bà Nguyễn Kim Tiến khẳng định: “Hiện nay, các ca nhập viện mới đã giảm, hầu hết điều trị bệnh nhân cũ. Người nhà bệnh nhân cũng đã không chủ động vượt tuyến vào khám, chữa tại bệnh viện trung ương. Để làm được điều này một phần do ngành y tế chủ động phân luồng, phân tuyến và một phần do truyền thông báo chí đã tuyên truyền đúng hướng.

Theo Đất Việt

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang