Bộ trưởng Nguyễn Quân: Cởi trói cho nhà khoa học trong vòng thanh toán tài chính

authorHồng Anh 06:33 31/03/2016

(VietQ.vn) - Thông tư 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC được xem là chìa khóa, cởi trói cho các nhà khoa học trong vòng thanh toán hóa đơn, chứng từ.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Thông tư 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước được coi là "món quà" dành cho các nhà khoa học. Đây được xem là chìa khóa, cởi trói cho các nhà khoa học trong vòng thanh toán hóa đơn, chứng từ.

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã dành cho Chất lượng Việt Nam phỏng vấn về việc hình thành thông tư này và ý nghĩa của nó đối với các nhà khoa học.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân nói về cơ chế tài chính mới - Thông tư 27 cho các nhà khoa họcBộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân nói về cơ chế tài chính mới - Thông tư 27 cởi trói cho các nhà khoa học

Thông tư 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ra đời được đánh dấu là bước đột phá trong việc giao quyền chủ động cho các nhà khoa học. Bộ trưởng cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Cơ chế khoán chi theo Thông tư liên tịch 27 khác với Thông tư 93 trước đây. Nếu như Thông tư 93 trước đây chỉ khoán chi một phần thôi, tức là những gì chi cho con người thì được khoán, còn những nội dung không được khoán là chi phí mua sắm, mua nhiên vật liệu, trang thiết bị… mà phải thực hiện đúng quy định của nhà nước, mua sắm phải có đấu thầu… Với Thông tư liên tịch 27, những phần chi cho con người vẫn phải khoán một số nội dung thì không được khoán và thực hiện  theo đúng quy định của nhà nước, mua sắm đầu thầu, đi công tác nước ngaòi phải theo quy định…

Thông tư lần này có hình thức khoán chi sẽ có hiệu quả vì từ trước tới nay chúng ta vẫn nghiệm thu các đề tài, dự án, nhiều đề tài dự án xuất sắc nhưng không có sản phẩm không ứng dụng được vào thực tiễn, vì chúng ta chỉ kiểm soát đầu vào rất chặt nhưng chỉ chặt ở chứng từ và các phụ lục còn sản phẩm cuối cùng thì lại ít được quan tâm.

Hiện nay, với Thông tư này cái mà được quan tâm là sản phẩm cuối cùng của đề tài dự án, nó có đáp ứng được cái tiêu chí đặt ra hay không. Nếu như không có cái sản phẩm cuối cùng đúng với ký kết của cơ quan quản lý thì đề tài đó ko đủ hiệu lực.

Những đề tài dự án mà các nhà khoa học thấy mình đủ năng lực thì mạnh dạn nhận hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Như vậy, chế tài của Thông tư này là nếu đề tài mà đã nhận khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ không được điều chỉnh mục tiêu sản phẩm và kinh phí. Họ chỉ có thể điều chỉnh nội dung của đề tài đó trong nội bộ. Nếu họ không bàn giao, không hoàn thành đề tài dự án theo cam kết thi họ phải chịu hình thức xử lý và hoàn trả tiền cho ngân sách nhà nước các kinh phí họ đã sử dụng.

Tất nhiên Nhà nước sẽ hỗ trợ 1 phần những cái đã chi rồi nhưng phải hợp lý, họ phải hoàn trả tối thiểu 40% kinh phí của đề tài thậm chí là nếu như do lỗi chủ quan thì phải hoàn trả 100% kinh phí.

Như vậy, các nhà khoa học phải hết sức cân nhắc khi nhận các hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Việc thực hiện hình thức khoán chi này tôi tin này là sẽ có hiệu quả xứng đáng. Vì các nhà khoa học nhận khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì trách nhiệm của họ rất lớn bằng mọi phương thức họ phải hoàn thành sản phẩm như trong hợp đồng.

Đồng thời họ phải huy động nguồn lực làm thực, khắc phục được 1 số đề tài dự án lợi dụng cơ chế định mức quá trình quản lý còn sơ hở mà chưa làm được những vẫn được nghiệm thu.

Về tổ chức thực hiện thì 2 Bộ sẽ phối hợp với nhau sau khi thông tư được ban hành, sẽ tổ chức các hội nghị  tập huấn chó cả cán bộ quản lý và cán bộ làm khoa học. Những người làm khoa học phải hiểu rõ cơ chế này để hiểu rõ về chính sách trong  quá trình xây dựng dự toán và tổ chức thực hiện. Họ sẽ phải  thực hiện nghiêm túc thông tư này, những người làm quản lý cũng phải nghiên cứu, từ những người chịu trách nhiệm trong cái hội đồng khoa học cho tới cơ quan quản lý ký hợp đồng, cho đến các cơ quan tài chính kho bạc để đáp ứng  những quy định của thông tư này.

Trong thời gian tới chúng tôi sẽ giao cho các cơ quan chức năng của 2 Bộ biên soạn các tài liệu hướng dẫn và có  thể tổ chức hướng dẫn điểm cho 1 số đơn vị có đề tài dự án lớn.

Tâm lý chung của các nhà khoa học nước ta vẫn đang trong bao cấp, việc khoán chi này có phải là cơ chế áp đặt đối với tất cả đề tài không? Trong trường hợp các nhà khoa học ngại khoán chi thì chúng ta có đặt ra giải pháp cho tình huống này không thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thứ nhất, thông tư này áp dụng cho tất cả nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc quản lý nhà nước, chúng tôi hiểu các đề tài dự án khoa học luôn có độ rủi ro nên việc khoán chi chúng tôi luôn để cho họ có sự lựa chọn.

Khoán chi rất an toàn vì nó không đòi hỏi sản phẩm cuối cùng với những tiêu chí nghiêm ngặt, một số nội dung không được thực hiện nếu không đúng theo quy định của nhà nước nên rất an toàn.

Những đề tài nào mà sản phẩm rõ ràng và các nhà khoa học xác định được năng lực của mình thì họ mới nhân khoán chi nên. Giờ chúng ta tăng cường độ khoán tự chủ nên những nhà khoa học nào cam kết với cơ quan quản lý làm được sản phẩm cuối cùng và họ có năng lực mới nhận  phương thức này. Khi nhận phương thức này thì họ không có con đường quay trở lại.

Khi nhận khoán chi toàn bộ, nhà nước đã giao cho các nhà khoa học toàn quyền thì các nhà khoa học không thể làm nửa chừng rồi lại xin áp dụng cơ chế khoán chi từng phần. Nếu không họ sẽ chịu chế tài xử lý rất nghiêm khắc là phải hoàn lại kinh phí cho nhà nước từ 40 đến 100% . Đây là mức xử lý không nhẹ nên các nhà khoa học phải có trách nhiệm cao với việc đăng ký khoán chi này.

Thông tư 27 tạo thuận lợi cho các nhà khoa học trong quá trình thanh toánThông tư 27 tạo thuận lợi cho các nhà khoa học trong quá trình thanh toán

Trong khoán chi đến sản phẩm cuối cùng không có nhiều thời gian để cho nhà khoa học thực hiện đề tài, vậy thì nếu công trình kéo dài nhiều năm mà không kết thúc thì sẽ xử lý như thế nào? Dẫn đến có một số công trình vượt quá ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Về thời gian hợp đồng nhiệm vụ khoa học và công nghệ còn có ở quy định của các thông tư khác nữa. Có hơn 10 thông tư để quản lý góp ý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong các thông tư này đã quy định về thời hạn rồi.

Hơn nữa khi mà các nhà khoa học được phê duyệt dự án ký hợp đồng thì trong hợp đồng đó đã quy định đề tài đó làm trong bao lâu và nếu như cần phải gia hạn lý do khách quan. Vì hiện nay Bộ khoa học và công nghệ cũng chỉ được gia hạn 1 lần với thời gian gia hạn là không quá 12 tháng cho các đề tài khi gặp khó khăn không hoàn thành đúng hạn được và khi hết thời hạn làm thì buộc phải xử lý theo quy định, nếu hoàn thành thì nghiệm thu và thanh quyết toán, nếu không hoàn thành thì sẽ có quyết định dừng thực hiện và xử lý về mặt tài chính cũng như về mặt chuyên môn. Như vậy chúng ta yên tâm thông tư này chỉ quy định phương thức khoán chi thôi còn công việc khác đã có quy định từ thông tư khác do Bộ khoa học và công nghệ và Bộ Tài chính quy định .

Khi các nhà khoa học thực hiện về việc mua sắm nếu để thực hiện phương thức khoán chi đến giai đoạn cuối cùng thì không quá 1 tỷ đồng hoặc không quá 15% tổng chi phí của đề tài nghiên cứu. Cái này để tránh việc lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế khoán chi để có thể lập dự toán khác như mua sắm thiết bị nguyên vật liệu…mà lại không mua. Vì vậy chúng tôi hạn chế ở mức 15% và 1 tỷ đồng, nếu đề tài vượt quá mức đó sẽ ko được thực hiện theo phương thức khoán đến sản phẩm cuối cùng mà phải thực hiện theo phương thức khoán từng phần có nghĩa những nội dung đặt ra phần mua sắm đó phải thực hiện theo quy định của nhà nước, có định mức, có nội dung, có đầu thầu… Việc này sẽ hạn chế những tiêu cực trong quá trình các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Vậy vấn đề ứng dụng các sản phẩm đầu ra như thế nào thưa Bộ trưởng? thực tế có nhiều công trình có sản phẩm đầu ra nhưng không khác các công trình xếp ngăn kéo không? Thông tư này có quản lý khâu ứng dụng của sản phẩm không, hay chỉ quan tâm đến sản phẩm đầu ra rồi dừng lại?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Luật Khoa học và Công nghệ đã có những cơ chế buộc các nhà khoa học khi mà đã có nghiên cứu xong thì phải cung cấp được sản phẩm cho xã hội và phải trở thành sản phẩm hàng hóa của xã hội, đầu tiên là cơ chế đặt hàng. Nếu như trước đây, các nhà khoa học khi nhận đề tài làm theo ý muốn chủ quan của mình thì bây giờ buộc phải có 1 cơ quan thẩm định, đề xuất đặt hàng với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ ngành. Khi  đã đề xuất đặt hàng thì cơ quan đấy phải cam kết là chịu trách nhiệm kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu và tổ chức ứng dụng.

Và có địa chỉ đầu ra rất rõ, ví dụ Bộ y tế muốn tổ chức nghiên cứu về vắc xin thì có thể đặt hàng Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng họ phải cam kết sau khi nghiên cứu thành công Bộ này phải chấp nhận kết quả nghiên cứu và tổ chức ứng dụng để ra được vắc xin chứ không phải nghiên cứu xong không tìm được nơi ứng dụng, không có nguồn lực để thương mại hóa đưa kết quả đó vào sản xuất.

Đưong nhiên trong khoa học và công nghệ có lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực cơ bản thì sản phẩm của nó là sản phẩm đi trước đặt tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng, ngay cả nghiên cứu ứng dụng không phải nhiệm vụ nào có thể ứng dụng ngay mà nó còn chờ đợi các nhà đầu tư, chờ đợi cơ hội và quan trọng là chờ đợi thị trường cho nên nếu chúng ta cứ quan niệm đề tài nghiên cứu phải thành công 110% được ứng dụng vào thực tiễn thì đấy là vấn đề không thực tế. Ngay cả các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản tỷ lệ ứng dụng của họ chỉ trên dưới 30%, 80% chưa ứng dụng được ngay, họ phải làm nghiên cứu cơ bản tiền đề để chờ đợi.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang