Bộ trưởng Tài nguyên: 'Rác Việt Nam khác thế giới'

author 15:17 11/06/2018

“Rác thải Việt Nam khác rác thải thế giới, nhiều công nghệ tiên tiến các nước nhưng sang Việt Nam chạy đc 3-4 tháng không đáp ứng được yêu cầu trong khi công nghệ Việt Nam đang thí điểm chưa có công nghệ nào đáp ứng yêu cầu trong vận hành chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Sáng 5/6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều vấn đề liên quan đến rác thải, ô nhiễm môi trường đã được đặt ra.

Đại biểu Trần Văn Minh (đoàn Quảng Ninh) đặt vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn 70% xử lý bằng công nghệ chôn lấp, đa số các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh trong khi Bộ trưởng nói đây là trách nhiệm của địa phương và ông cho rằng “chưa thoả đáng” vì còn trách nhiệm của Bộ.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đặt câu hỏi: mỗi năm nước ta có 12 triệu tấn rác thải, mỗi năm tăng thêm bình quân 9% tức là khoảng 1 triệu tấn. Chúng ta đã sử dụng lượng vốn ngân sách và vốn ODA rất lớn cho các nhà máy và doanh nghiệp xử lý rác thải ở Hà Nội, TP.HCM...

Ví dụ, TP.HCM, Đa Phước mỗi ngày là 100 ngàn USD, khoảng 23 đến 24 tỷ đồng để xử lý. Nhà Việt kiều này về đầu tư đã hứa rằng sẽ xử lý rác thải theo như ý của Bộ trưởng là sẽ phát điện, làm phân bón compost ... nhưng hầu hết như đại biểu Trần Văn Minh nói, chúng ta đều chôn gây ô nhiễm môi trường và ở đây dẫn đến vấn đề tốn kém ngân sách và ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn ODA.

“Tôi cho rằng như thế, chúng ta còn chưa quản lý tốt và chưa quản lý có hiệu quả. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, ông Nhưỡng nói.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, rác thải Việt Nam khác rác thải thế giới, nhiều công nghệ tiên tiến các nước nhưng sang Việt Nam chạy đc 3-4 tháng không đáp ứng được yêu cầu. Trong khi công nghệ Việt Nam đang thí điểm chưa có công nghệ nào đáp ứng yêu cầu trong vận hành chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin rằng, 3 bộ sẽ tập trung thời gian sớm nhất đưa ra hướng dẫn mô hình công nghệ. Việc xử lý rác, nhiều nhà máy đưa vào đầu tư kinh phí lớn thực tế không vận hành được từ vốn ODA cũng là ngân sách và vốn doanh nghiệp đầu tư cũng là nguồn lực xã hội rất lãng phí.

Cũng theo Bộ trưởng, khi ký hợp đồng bên cạnh thoả thuận về giá phải đáp ứng quy chuẩn, quy định nếu không kiến nghị đóng cửa nhà máy xử lý rác dù khó khăn, phải tính toán trong trường hợp này không xảy ra vấn đề mất an ninh xã hội. Đây là bài toán trung ương địa phương cùng nhau xem xét.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xử lý rác, xử lý theo vùng không nhỏ lẻ, quy hoạch xử lý theo vùng, vùng đặt ở địa phương nào do Bộ Xây dựng thực hiện nhưng chưa tạo sự đồng thuận giữa các địa phương, thực tế vẫn dàn trải. “Ngay từ hôm nay phải thay đổi tư duy này và cần xác định xử lý rác theo khu vực. Về trách nhiệm hiện chỉ có cơ chế, nếu Quốc hội tin tưởng Bộ Tài nguyên chịu khâu công nghệ, tiêu chuẩn môi trường và quy hoạch”, Bộ trưởng nói. 

Với 12 triệu tấn rác, Bộ trưởng nói, nếu không huy động phong trào toàn xã hội, từ khâu vận chuyển, trung chuyển, xử lý rác phải đặt mục tiêu chất thải rắn không chôn lấp, rác hữu cơ ở nông thôn có thể hướng dẫn phân loại, ở nông thôn còn đối với loại khác nữa cần tái chế, sử dung, sử dụng công nghệ khí hoá thành điện năng, chất thải của điện năng cũng có thể sử dụng làm phân vô cơ…

“Nhiều dự án tư nhân, địa phương đầu tư cần lựa chọn công nghệ và quan điểm rõ ràng xử lý rác cần dựa vào khối tư nhân, tính chi phí để họ tham gia, cơ chế cần hỗ trợ giá từ nguồn sự nghiệp môi trường”, Bộ trưởng cho hay.

Theo DĐĐT

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang