Bộ Y tế: Người dân không tự ý dùng bia để giải rượu

author 09:44 12/01/2019

(VietQ.vn) - Bộ Y tế cho hay, việc truyền bia chứa ethanol có thể tạm thời trì hoãn quá trình chuyển hóa methanol thành các độc chất (axit formic và format) gây hại cho người bệnh.

Bộ Y tế tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về trường hợp điều trị ngộ độc rượu methanol bằng bia do bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cùng các cộng sự Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị thực hiện. Về vấn đề này, Th.S Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) nhận định đây là cách xử lý hợp lý.

 Bộ Y tế họp báo về vụ truyền bia cứu người ngộ độc rượu. Ảnh: Phương Anh

“Trong trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu, các bác sĩ luôn tìm mọi cách để bảo toàn sự sống cho bệnh nhân. Chúng tôi rất ghi nhận những cố gắng, đóng góp của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị khi đã tìm mọi cách cấp cứu bệnh nhân”, bác sĩ nói. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên, mọi người sau khi đọc thông tin về trường hợp này đã hiểu sai về việc ngộ độc rượu

Chúng ta đang nói hai chất và hai loại ngộ độc methanol và ngộ độc rượu thông thường. Cồn công nghiệp methanol là chất dùng trong công nghiệp và không dùng trong cơ thể con người, độc tính mạnh có thể gây mù, tổn thương não. So với tổng thể bệnh nhân ngộ độc chung, ngộ độc methanol ít hơn. Ngộ độc ethanol là uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nếu uống quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc. Trong phác đồ chẩn đoán điều trị, không được uống thêm rượu, bia chữa cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu, kể cả các chất có cồn khác. Chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol chỉ có nhân viên y tế”, bác sĩ Nguyên thông tin.

 
Các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không dùng bia để thải độc rượu. Khi người nghi ngờ có dấu hiệu ngộ độc do uống rượu, bia thì phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý, điều trị kịp thời. Th.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, theo hướng dẫn xử trí ngộ độc Methanol của Bộ Y tế, lọc máu cấp cứu là biện pháp quan trọng hàng đầu và quyết định việc đào thải Methanol ra khỏi cơ thể người bệnh. Ngoài ra, trong quá trình lọc máu thải độc, Ethanol cũng có thể được sử dụng theo đường tiêu hóa để tranh chấp chuyển hóa với Methanol có trong máu.

 

"Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và trì hoãn việc chuyển hóa Methanol thành chất độc axit formic và format gây hại cho người bệnh và phải thực hiện theo dõi sát tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ định của bác sĩ", ông Khoa nói.

Từ sự việc trên, Bộ Y tế khuyến cáo, sử dụng rượu bia có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân nên hạn chế sử dụng rượu, bia. Khi nghi ngờ có dấu hiệu ngộ độc do uống rượu, bia phải đến ngay cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời. Người dân tự ý không được tự ý sử dụng bia để giải ngộ độc do uống rượu, bia dây ra, không phải cứ uống bia là giải độc được rượu. Nếu đã ngộ độc ethanol (có trong rượu) mà vẫn tiếp tục uống rượu, bia có ethanol thì mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia không rõ nguồn gốc, giả, vì có thể chứa methanol.

 Triệu Vy

Dược liệu ‘rởm’ diễn biến phức tạp, nguy hiểm khó lường(VietQ.vn) - Hiện nay tình trạng thuốc bắc, dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ thậm chí ngâm tẩm hóa chất đang diễn biến phức tạp.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang