“Bóc mẽ” nhiều bí ẩn vụ thang máy Lotte Đào Tấn “rơi”

author 07:35 28/09/2014

Vụ thang máy “rơi tự do” ở cao ốc hạng sang Lotte Hà Nội (Đào Tấn, Cống Vị, Hà Nội) đã tạo nên một làn sóng e ngại trong tâm lý của người dân toàn quốc khi bước chân vào thang máy ở bất kỳ tòa nhà cao ốc nào.

Tuy nhiên, từ các thông tin đã được công bố, kỹ sư chuyên thi công lắp đặt, chuyển giao vận hành thang máy đã thẳng thừng “bóc mẽ” hàng loạt điều bí ẩn từ vụ việc này.

Thang rơi thì khó tránh án mạng

Kỹ sư Nguyễn Công Minh, nguyên trưởng phòng kỹ thuật của một công ty chuyên nhập khẩu, lắp đặt, bảo trì thang máy ở Hà Nội khẳng định, rất khó để cabin thang máy bị rơi. Nếu rơi ở độ cao như vụ việc ở cao ốc Lotte khi thang máy đang vận hành chở người thì khó tránh xảy ra án mạng.

Theo kỹ sư Minh, thang máy hiện đại có nhiều loại như thang thủy lực, thang khí nén và thang sử dụng động cơ kéo… Thông dụng nhất là thang sử dụng động cơ kéo. Cấu tạo chính của loại thang này gồm động cơ, tủ điều khiển, buồng thang hay còn gọi là Cabin (chở hành khách, hàng hóa…), đối trọng (là những khối gang, thép ghép lại), ray dẫn hướng Cabin và ray dẫn hướng đối trọng.

Thang máy hoạt động theo nguyên tắc, động cơ kéo và hạ Cabin chở khách thông qua cơ cấu ròng rọc, một đầu là Cabin đầu còn lại đầu là đối trọng và ở giữa là Puly liên động với trục hoặc hộp số động cơ. Đối trọng và Cabin thay đổi vị trí cho nhau trong hành trình vận hành, khi Cabin đưa người đi lên thì đối trọng đi xuống hỗ trợ lực kéo cho động cơ kéo Cabin đi lên và ngược lại.

Rất khó để xảy ra sự cố rơi cabin bởi hệ thống cáp kéo luôn được thiết kế để chịu tải lớn hơn rất nhiều lần so với tổng khổi lượng khi cabin đầy người, hàng. Thêm vào đó, khi có sự cố thì hệ thống hãm sẽ ngay lập tức hoạt động. Và để hãm tốc độ của cabin khi di chuyển lên xuống, hoặc khi gặp sự cố thì có hai dạng là hãm bằng động cơ (phanh điện) và hãm bằng phanh cơ.

Phanh cơ được thiết kế để bảo đảm an toàn trong tình huống cực kỳ xấu đó là thang trôi với tốc độ cao, vai trò của phanh cơ cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn của hành khách, nó gần như là dây bảo hiểm cuối cùng khi ta tai nạn xảy ra. Ngoài ra theo thiết kế thì cơ cấu cuối cùng để giảm rủi ro khi thang rơi là đệm lò xo nhưng không mấy ý nghĩa khi trôi với tốc độ cực cao.

Sự cố thang máy ở cao ốc Lotte Đào Tấn đang gây làn sóng tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi bước chân vào cabin.

Sự cố thang máy ở cao ốc Lotte Đào Tấn đang gây làn sóng tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi bước chân vào cabin.

Phanh cơ là thiết bị đảm bảo an toàn nên gần như không được phép gặp sự cố, nhưng trong một vài nguyên nhân có thể do ngoại cảnh tác động hoặc do sơ suất của kỹ thuật viên lắp đặt nên sự cố có thể xảy ra. Nguyên nhân là do sơ suất của kỹ thuật viên lắp đặt và cán bộ kiểm định chất lượng thang máy kiểm định không đúng, đủ các tiêu chí dẫn đến không phát hiện ra lỗi và cấp phép đưa vào sử dụng.

Phanh điện làm giảm tốc độ động cơ để dừng thang nên nếu hệ thống điện điều khiển có sự cố (hỏng thiết bị, chạm chập, lỗi chương trình điều khiển). Để đưa thang máy vào sử dụng bắt buộc phải có giấy chứng nhận kiểm định đủ chất lượng và an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, với hệ thống đảm bảo an toàn và kết cấu như trên thì thông tin cho rằng, thang máy ở cao ốc Lotte rơi tự do là thiếu cơ sở kỹ thuật cũng như thực tiễn.

Lý giải nguyên nhân thiếu thuyết phục?

Theo thông tin đã được công bố cho thấy, người có chức trách tại tòa nhà Lotte cho rằng nguyên nhân trôi là do thang rung lắc. Theo kỹ sư Minh, từ thiết kê chung của loại thang dây sử dụng động cơ kéo thì kẽ hở giữa cabin và các kết cấu khác xung quanh rất bé. Vậy nên nếu xảy ra rung lắc và trôi thì sẽ dẫn đến kẹt cabin vào các kết cấu khác liên kế. Vậy nhưng trong vụ việc này cabin vẫn được cứu hộ trôi xuống tầng một của tòa nhà nên việc cho rằng thang rung lắc thiếu căn cứ xác đáng.

Điều khó hiểu thứ hai là tại sao đội cứu hộ lại không giải thoát hành khách sớm mà lại chọn phương án “nhốt” khách hàng chục phút rồi dùng điều khiển bằng tay để đưa xuống tầng một của tòa nhà? “Điều tối kỵ chính là việc sử dụng thang đang có sự cố để di chuyển hành khách.

"Không lẽ tòa Lotte chỉ có mỗi một thang máy và nó đang bị hỏng lúc xảy ra sự cố. Thang đang bị sự cố và dừng ở tầng 29 thì nhân viên cứu hộ hoàn toàn có thể giải thoát hành khách tại vị trí tầng dưới hoặc tầng trên liền kề là 28 hoặc 30 bằng cách điều khiển bằng tay cho thang máy dừng bằng tầng (sàn thang máy bằng với mặt phẳng nền nhà) sau đó mở cửa cho khách ra ngoài” - kỹ sư Minh đặt câu hỏi.

Theo kỹ sư Minh, bất kỳ đội cứu hộ thang máy nào cũng phải nắm được quy trình cơ bản để xử lý khi có cự cố thang máy gồm:

1. Sau khi phát hiện có sự cố thì bắt buộc phải ngắt toàn bộ nguồn điện cấp cho thang máy.

2. Dùng điện thoại được thiết kế cùng thang máy liên lạc và trấn an tinh thần hành khách tránh gây hoang mang và có những hành vi tiêu cực như phá thang tự giải thoát… trong thang luôn có rất nhiều kẽ hở, vách hở nên không sợ thiếu oxi như nhiều người lầm tưởng.

3. Liên hệ với đơn vị lắp đặt- bảo trì để được những nhân viên được đào tạo giải thoát an toàn.

4. Trong khi chờ đợi đội cứu hộ đến thì tiếp tục động viên hành khách và không tác động gì khác đến hệ thống thang máy

Công Tâm - Giadinhxahoi

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:thang máy

tin liên quan

video hot

Về đầu trang