Cách sơ cứu vết bỏng cho trẻ khi bị bỏng nước sôi

author 15:58 16/09/2015

(VietQ.vn) - Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng, trong đó phổ biến nhất là bỏng nước sôi.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng. Thống kê tại các cơ sở y tế cho thấy, trong các nguyên nhân gây bỏng như bỏng lửa, điện, hóa chất,… thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất. Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi đúng đắn là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng hay quần áo nếu bị dính nước sôi trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi đơn giản mà an toàn cho trẻ

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi đơn giản mà an toàn cho trẻ

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn, nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

- Tuyệt đối không được dùng nước mắm,  kem đánh răng,… hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị. Khi trẻ bị bỏng cha mẹ hoặc người thân cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng  khi sơ cứu tránh trẻ bị sốc.

- Sau khi sơ cứu tại nhà, chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Loan Nguyễn (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang