Bức tranh lên án quan chức lấy của công làm việc riêng đoạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh biếm họa

author 11:01 16/09/2014

(VietQ.vn) – Ý tưởng lên án việc lấy của công làm việc riêng của một số đối tượng mua quan, chạy chức của họa sĩ Lê Phương đã dành giải nhất cuộc thi “Vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí”. Cuộc thi do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp với báo Pháp Luật TP.HCM.

70 tác phẩm xuất sắc nhất của 23 tác giả được chọn vào vòng chung khảo

70 tác phẩm xuất sắc nhất của 23 tác giả được chọn vào vòng chung khảo

Sau gần 11 tháng kể  từ ngày phát động (18/10/2013 - 31/8/2014), với tổng số 615 tác phẩm dự thi của 35 họa sĩ biếm họa chuyên và không chuyên từ mọi miền tổ quốc, cuộc thi đã kết thúc với kết quả vượt ngoài mong đợi củ Ban tổ chức với giải nhất thuộc về tác giả Lê Hoàng (Leo), giải nhì và 2 giải ba lần lượt thuộc về các tác giả Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn thị Diệp và Nguyễn Đức Trí.

Họa sĩ Lê Phương (Leo) nhận giải

Họa sĩ Lê Phương (Leo) nhận giải

Trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến phòng chống tham nhũng” , phần lớn 615 tác phẩm dự thi đều đảm bảo tiêu chí mà cuộc thi này đặt ra như: Phản ánh các sự kiện, nhân vật liên quan đến vấn đề công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng; Biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong việc thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí và phê phán những biểu hiện lãng phí, tham nhũng thiếu công khai minh bạch của các cá nhân, tập thể.

Mặc dù phần lớn các tác phẩm dự thi không có lời bình song người xem đều nhận ra những sự kiện cá nhân, tập thể. Trong tranh là người có thật, việc có thật, sự kiện có thật hoặc được chính các tác giả tổng hợp, khái quát, kết nối từ nhiều sự kiện, hiện tượng xảy ra. Trong số hơn 600 phẩm tham dự giải thi hầu như không có tác phẩm nào hư cấu 100% hoặc không liên quan đến thời sự trong nước. Có lẽ chính bởi sự gần gũi, bám sát thực tế ấy đã tạo sự gần gũi, thân quen với người xem.  Bên cạnh đó, có nhiều tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ tạo hình màu sắc, sự cường điệu để làm nổi bật ý tưởng chủ đạo trong tác phẩm của mình nhằm mục đích gây cười, những cái cười đắng đót mang tính chiến đấu và sức lan tỏa mạnh mẽ.

Trong số  70 tác phẩm xuất sắc nhất của 23 tác giả được chọn vào vòng chung khảo, đại diện cho hơn 600 bức tranh gửi đến dự thi, BTC đã chọn ra 9 tác phẩm được sếp hạng, trao giải. Đó là những tác phẩm xuất sắc nhất trong các tác phẩm được lựa chọn ra từ cuộc thi khi phản ánh khá đầy đủ các sự kiện, nhân vật, vấn đề có liên quan đến công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng xáy ra thời gian vừa qua. Các tác phẩm đoạt giải không chỉ đạt được các yêu cầu về mặt mỹ thuật và biếm họa mà thể lệ cuộc thi đặt ra mà còn thể hiện được cái nhìn sắc xảo về các vụ việc tiêu cực, được nhiều người quan tâm và gây ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội.

Khán giả đến tham dự lễ trao giải đánh giá cao những tác phẩm tham dự

Khán giả đến tham dự lễ trao giải đánh giá cao những tác phẩm tham dự

Nhiều khán giả đến tham dự lễ trao giải cũng nhận định rằng: “ Tính chiến đấu trên mỗi bức tranh có giá trị như một bài báo điều tra mà không phải cây bút nào cũng có thể xuất sắc lột tả một cách vừa ý nhị, vừa trần trụi và hài hước như thế. Bởi không nhất thiết phải là những dòng giải thích có đến vài trăm chữ, cũng không nhất thiết phải có người đứng bên cạnh diễn giải cho người xem chúng tôi thấy được ý nghĩa muốn truyền tải qua từng bức tranh, mà bất cứ ai trong số chúng tôi xem vẫn có thể hiểu được thông điệp mà nghệ sĩ muốn gửi gắm.”

Xuất sắc vượt qua hơn 600 bức tranh ở vòng loại, cũng như 70 bức tranh được lựa chọn vào vòng chung khảo. Tác phẩm nhận được nhiều bình chọn nhất tại triển lãm “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” là tác phẩm “Xử án oan sai” của tác giả Nguyễn Quang Phan và “Nắn đường tránh nhà quan lớn” của tác giả Lê Phương (Leo). Được đánh giá cao bởi nét sắc xảo cũng như chi tiết đắt giá và góc nhìn độc đáo, đặc biệt tác giả Lê Phương đã giành được chiến thắng cao nhất với tác phẩm “ Hội tranh ấn thăng quan”. Bức tranh biếm này đã giành giải cao nhất với ý tưởng lên án việc lấy của công làm việc riêng, một trong những tình trạng công quyền tham nhũng diễn ra phổ biến gần như trở thành trào lưu trong cuộc sống hiện nay ở một số đối tượng mua quan, chạy chức.

Chia sẻ về ý nghĩa của cuộc thi, họa sĩ Lê Phương cho biết: “ Quả thật đối với tôi giải thưởng này là một niềm vui cũng như sự xúc động đặc biệt khi cuộc thi đã hội tụ được đầy đủ anh em nghệ sĩ của cả 3 miền tham gia. Như các bạn đã biết, chức năng cao nhất của biếm họa chính là phản ánh trực diện các vấn đề gai góc của xã hội. Bên cạnh đó, tranh biếm họa cũng phản ánh những bất cập tiêu cực của xã hội đang xảy ra từng ngày, từng giờ. Với chủ đề này, có lẽ các nghệ sĩ đã phản ánh được cảm nghĩ riêng, mạnh mẽ nhất những phản biện và những trăn trở sâu xa nhất của mình về một hiện trạng xã hội.”

Bức tranh là sự đối lập giữa một bên là tranh cướp ấn để cầu mong lợi lộc và thăng tiến cho mình và một bên lễ hội cũng mang màu sắc tâm linh nhưng để cống hiến cho quốc gia, dân tộc

Bức tranh là sự đối lập giữa một bên cầu mong lợi lộc cho mình và một bên lễ hội cống hiến cho quốc gia, dân tộc

Bên cạnh đó anh cũng khá tâm huyết khi chia sẻ  ý tưởng cho bức tranh giành giải nhất của mình: “Với tác phẩm đoạt giải nhất này, ý tưởng của tôi bắt nguồn từ thông tin những năm gần đây, tại lễ hội Đền Trần (Nam Định) có một lễ phát ấn mà thực sự thì nếu theo suy nghĩ một cách văn hóa, văn mình thì hoàn toàn đáng được giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, do nhận thức văn hóa hạn hẹp và lòng tham vô đáy của mình, con người vô hình chung đã biến lễ hội phát ấn trở thành lễ tranh cướp ấn thì đúng hơn. Điều đáng buồn là từ một biểu tượng văn hóa, văn minh tâm linh rất bản sắc, trong trẻo, lễ hội bỗng trở thành một hiện tượng tranh cướp ấn đầy tính chất mơ hồ và mê tín, không rõ ràng về mặt thực tế may mắn sáng suốt hay mang lại may mắn thực sự cho con người ta. Nhưng lại rõ ràng thể hiện lòng tham, sự tư lợi nhiều hơn là một lợi ích chung cho sự phát triển của đất nước. Giữa những thông tin đáng buồn như thế về lễ hội đền Trần, tôi lại vô tình đọc được những thông tin rất hay về Hội minh thề(Kiến Thuy, Hải Phòng). Đây là một lễ hội có từ cách đây khoảng 500 năm, tuy nhiên mới được khôi phục lại trong khoảng gần chục năm gần đây. Hàng năm, các hương chức trong làng và người dân phải thề giữa trời đất là sẽ lấy của công làm việc công, nếu lấy của công làm việc tư thì thề sẽ bị trời chu đất diệt. Đây là trách nhiệm của người làm quan, của chính mỗi công dân đối với những người làm việc chung, và đặc biệt hơn cả trong lễ hội này chính những người dân lại đóng vai quan chức để thề. Điều đó rõ ràng là dân thề chứ không phải  quan thề. Một sự đối lập hẳn với lễ hội đông nườm nượp người tham gia tranh cướp ấn của Đền Trần.”

Qua câu chuyện của mình, anh Lê Phương cũng cho biết, rõ ràng giữa một bên là tranh cướp ấn để cầu mong lợi lộc và thăng tiến cho mình và một bên lễ hội cũng mang màu sắc tâm linh nhưng để cống hiến cho quốc gia, dân tộc trong công việc. Đây chính là một bức tranh tương phản rất ấn tượng mà anh đã lấy tứ trong bức tranh của mình. Bởi nó phản ánh đúng hiện trạng của xã hội hiện nay khi mà con người đang dần sống ích kỉ, tư lợi và chính sự ích kỉ, tư lợi ấy đang góp phần làm cản trở bước đường xây dựng một đất nước Văn minh –Giàu mạnh.

Cùng ngắm những bức tranh đoạt giải cuộc thi Vẽ tranh về đề tài công khai, minh bạch trên báo chỉ với chủ đề "Sáng kiến phòng chống tham nhũng":

Giải nhì - Tác giả: Sa Tế

Giải nhì - Tác giả: Sa Tế

Giải ba - Tác giả: Sói

Giải ba - Tác giả: Sói

Giải ba - Tác giả: VIIIP

Giải ba - Tác giả: VIIIP

Giải khuyến khích - Tác giả: Mai Sơn

Giải khuyến khích - Tác giả: Mai Sơn

Giải khuyến khích - Tác giả: Zĩn

Giải khuyến khích - Tác giả: Zĩn

Giải khuyến khích - Tác giả: Cua Con

Giải khuyến khích - Tác giả: Cua Con

Giải khuyến khích - Tác giả: Quang Phan

Giải khuyến khích - Tác giả: Quang Phan

Giải khuyến khích - Tác giả: Liêm

Giải khuyến khích - Tác giả: Liêm

 

Đỗ Linh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang