Cá rô phi Việt Nam 'mắc cạn' tại Úc

author 16:16 25/09/2015

(VietQ.vn) - Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, tháng 8/2015, mặt hàng cá rô phi Việt Nam đã bị phát hiện có chất cấm khi nhập vào Australia.

Tháng 8 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Australia kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. 

Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các thị trường nhập khẩu vào Australia đều phát hiện có chất cấm như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc có 4 trường hợp vi phạm có chất cấm, Ấn Độ có 1 trường hợp vi phạm, Việt Nam có 1/20 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Australia.

Cá rô phi Việt Nam 'mắc cạn' tại Úc

Cá rô phi Việt Nam 'mắc cạn' tại Úc

Mặt hàng có chứa chất cấm của Việt Nam là cá rô phi (Red Tilapia). Kết quả kiểm tra chất cấm là Ciprofloxacin và Enrofloxacin. 

Đây là hai loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Ciprofloxacin và Enrofloxacin vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản là vì chất này có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…

Theo quy định, những lô hàng chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Australia, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Australia. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định. 

Trước đó, trong tháng 7/2015, Bộ Nông nghiệp Australia cũng trả lại ngao (Whole shell Clam) Việt Nam vì chứa chất cấm E.coli. 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Việt Nam hiện là 1 trong 3 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường Australia sau New Zealand và Trung Quốc. 

XK thủy sản sang thị trường Australia khá thuận lợi vì hầu hết các mặt hàng có thể NK mà không cần có giấy phép NK. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Australia áp dụng quy định Lệnh giữ hàng để xử lý các lô hàng thực phẩm NK không đạt yêu cầu về chất lượng, đóng gói, bao bì, ký mã hiệu. Khi đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép NK vào Australia hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong năm chuyến sau.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang