Trái đất sẽ mang một 'hình hài' lạ lẫm trong tương lai vì hiện tượng này

authorThanh Nhàn 06:00 30/04/2018

(VietQ.vn) - Thực tế là, các lục địa luôn ở trạng thái trôi dạt chứ không hoàn toàn cố định như chúng ta vẫn nghĩ, Trái đất sẽ có một 'hình hài' hoàn toàn khác trong tương lai.

Hơn 100 năm trước, nhà địa vật lý người Đức Alfred Wegener đã đưa ra lý thuyết trôi dạt lục địa, do nhận thấy sự tương đồng đáng kể giữa các hóa thạch thực vật và động vật được tìm thấy trên các châu lục vốn bị ngăn cách bởi đại dương rộng lớn. Điều này cho thấy vào thời điểm những loài này còn sống, các châu lục kết nối với nhau.

Nhìn lại các nghiên cứu khoa học, cách đây 400 triệu năm, hành tinh của chúng ta không như hiện nay. Hơn nữa, một phần lục địa vẫn còn chìm trong nước. Ở phía nam có một lục địa lớn, gọi là Gondwana, bao gồm châu Phi, Ấn Độ, Ả Rập, Nam Cực. Phần còn lại là Groenland, chính là tiền thân của châu Âu và châu Mỹ. Trải qua hàng trăm triệu năm, sự di chuyển của các mảng kiến tạo làm các lục địa gắn vào nhau, cả hành tinh chỉ còn một lục địa duy nhất, có tên gọi là Pangaea.

Các lục địa đang trôi dạt, Trái đất sẽ mang một 'hình hài' lạ lẫm

Hình ảnh cho thấy các lục địa trôi dạt, tách rời và sáp nhập. Ảnh Giphy

Cách đây 150 triệu năm, Pangaea bị vỡ ra ở khoảng xích đạo. Các mảnh vỡ trôi về các hướng. Châu Phi tách khỏi khối Nam Cực, Úc và Ấn Độ. 100 triệu năm sau, một vết nứt lớn đã tách Nam Mỹ khỏi châu Phi. Giống như Ấn Độ, châu Âu đạt đến vị thế gần giống như hiện nay.

“Chúng đã tách ra từ một lục địa duy nhất gọi là Pangaea. Trong tương lai, chúng cũng hoàn toàn có thể sáp nhập lại thành một siêu lục địa mới, gọi là "Pangaea Proxima", theo BBC.

Bề mặt hành tinh chúng ta là một tấm ghép hình với vài chục mảnh ghép. Các mảnh này chính là các mảng kiến tạo. Bị lôi đi do chuyển động của lớp vỏ Trái đất, chúng dịch chuyển mỗi năm vài phân. Ngoài ra, chúng còn co lại và nứt ra gây ra những trận động đất, đặc biệt ở những vùng giáp ranh những tấm kiến. Nhưng cũng từ đó mà hình thành những ngọn núi và biển.

Âm thanh kỳ bí vọng lên từ đáy đại dương khiến giới khoa học đau đầu (VietQ.vn) - Những âm thanh kỳ dị nghe như tiếng rền vọng lên từ sâu thẳm trong lòng đại dương khiến các nhà khoa học không khỏi tò mò về nguồn gốc của chúng.

Christopher Scotese, nhà địa chất học ở đại học Texas, Mỹ, cho rằng sự trôi nổi của các lục địa trên bề mặt Trái đất rất thất thường, rất khó hình dung ra vị trí thật sự của các lục địa trong quá khứ cũng như cách bố trí lại trong tương lai.

"50 triệu năm nữa, Australia sẽ chạm vào Đông Nam Á, mở rộng phạm vi đất liền đến một mức độ lớn hơn", ông phỏng đoán. Châu Phi cũng sẽ được đẩy lên sát với miền nam châu Âu, hai phần châu Mỹ lại tách rời khỏi nhau và Đại Tây Dương sẽ mở rộng thành một đại dương lớn.

Bằng những công cụ định vị vệ tinh hiện đại, các nhà khoa học có được những bằng chứng chính xác về sự dịch chuyển của bề mặt Trái đất. Các lục địa nằm trên các mảng kiến tạo địa lý có tốc độ di chuyển khác nhau, có mảng chỉ di chuyển 30 mm một năm, nhưng những mảng kiến tạo khác thì trôi nhanh gấp 5 lần.

Thanh Nhàn (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang