Máy theo dõi sức khỏe có thể đo được nhịp tim bằng... một cuộn giấy vệ sinh

authorNinh Lan 06:27 01/11/2018

(VietQ.vn) - Phát hiện quan trọng này về loại máy theo dõi sức khỏe đeo tay khiến cho khá nhiều người lo lắng về độ tin cậy của loại máy này đối với sức khỏe con người.

Xu hướng sử dụng các loại máy đo nhịp tim theo dõi sức khỏe đang dần phổ biến không chỉ ở những người đam mê thể thao, mà còn cả những người muốn tập luyện hàng ngày. Các loại máy này giúp ghi lại các hoạt động thể chất của con người như: khoảng cách đã đi bộ hoặc chạy, lương calo tiêu thụ, đo nhịp tim và đánh giá cả chất lượng giấc ngủ.

Tuy nhiên, một số cư dân mạng gần đây lại cho biết những thiết bị theo dõi sức khỏe của họ còn có thể phát hiện cả "nhịp tim" từ các đồ vật như là...một cuộn giấy vệ sinh! Điều này làm dấy lên mối lo ngại về tính chính xác và độ tin cậy của các thiết bị kiểm tra sức khỏe này.

 Đồ chơi nhập lậu bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện và thu giữ

 Nhiều cư dân mạng phát hiện ra chiếc máy theo dõi sức khỏe của họ có thể đo nhịp tim từ những vật như cuộn giấy vệ sinh. Ảnh: VCG

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, Đài truyền hình Giang Tô, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để kiểm tra trên 4 thiết bị theo dõi sức khỏe của các thương hiệu nổi tiếng. Các thí nghiệm cho thấy rằng tất cả 4 thiết bị đều có thể phát hiện nhịp tim từ cơ thể con người. Tuy nhiên đáng bất ngờ hơn cả là 3 trong số các máy này lại có thể phát hiện nhịp tim từ một cuộn giấy vệ sinh, 2 chiếc có thể đọc dữ liệu từ đồ chơi nhồi bông, 1 chiếc đưa ra kết quả từ chai nhựa.

Các thí nghiệm được tiến hành để kiểm chứng phản hồi về các thiết bị theo dõi sức khỏe. Ảnh: VCG

Các thí nghiệm được tiến hành để kiểm chứng phản hồi về các thiết bị theo dõi sức khỏe. Ảnh: VCG 

Vậy là kết quả từ các thí nghiệm chứng minh rằng cư dân mạng đã đúng về các máy đo sức khỏe. Nhưng làm thế nào điều đó lại có thể xảy ra? 

Các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử và công nghệ quang điện đã đưa ra lời giải thích khoa học cho hiện tượng này là do các thiết bị theo dõi sức khỏe đã cho ra phép tính toán sai khi nhận các tín hiệu về sự thay đổi của lượng ánh sáng phản chiếu lại từ các đồ vật xung quanh. 

Nhật bản phát triển hệ thống cảm biến mới để đo nhịp tim(VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Hiroshima của Nhật Bản vừa phát triển một hệ thống cảm biến mới có thể phát hiện nhịp tim bằng cách khuếch đại nhịp tim từ bề mặt da sau lưng.

Theo đó, hoạt động của các máy đo sức khỏe bằng cách phát hiện sự thay đổi trong số lượng ánh sáng phản xạ lại từ cơ thể người. Phương pháp này còn được gọi là thể tích đồ (PPG), một kỹ thuật quang học đơn giản đã từng được sử dụng để xác định những thay đổi thể tích trong máu trong tuần hoàn ngoại biên.

Một lượng ánh sáng sẽ được phát ra từ các bóng đèn led phía dưới bộ điều khiển. Sau khi đi qua da, lượng ánh sáng này sẽ bị hấp thu và giảm bớt bởi hoạt động của các cơ và mạch máu, số còn lại sẽ phản xạ lại trên máy. Sự gia tăng và giảm cường độ của ánh sáng phản xạ chủ yếu được quyết định bởi các xung động mạch. Do đó, các thiết bị PPG có thể ước tính nhịp tim bằng cách phát hiện sự thay đổi cường độ của ánh sáng phản xạ và cho kết quả tim của con người đang hoạt động như thế nào.

Khi bộ điều khiển của thiết bị liên tục phát ra ánh sáng tới bề mặt vật thể, một lượng ánh sáng nhất định sẽ được trả lại cho máy dò. Do đó, thiết bị sẽ nhầm lẫn các biến thể của ánh sáng phản xạ được tạo ra bởi vật thể khác là nhịp tim của con người.

Nhưng liệu những máy theo dõi sức khỏe này có thể phát hiện chính xác nhịp tim của con người không? Một thí nghiệm khác được thực hiện bởi Truyền hình Giang Tô cho thấy dữ liệu ghi nhận về nhịp tim của người tham gia được đo bởi 4 thương hiệu máy theo dõi sức khỏe khác nhau cho kết quả khá gần với dữ liệu được xác nhận trong bệnh viện.

Theo các bác sĩ, nhịp tim trung bình của người lớn dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút.

Phương Thảo (Theo CGTN)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang