Những sai lầm cần tránh khi chữa cúm cho trẻ vào mùa đông

author 12:50 06/12/2014

(VietQ.vn) - Cách chăm sóc trẻ mùa đông khi trẻ bị cảm cúm tuy đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn nếu cha mẹ cứ làm theo những lầm tưởng thu nhập từ truyền miệng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Sai lầm 1: Tự ra hiệu mua thuốc cảm cúm cho trẻ

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết sử dụng các loại thuốc không cần kê toa, có thể dễ dàng mua ở ngoài hàng để giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho... hoàn toàn không phải là cách chăm sóc trẻ mùa đông đúng đắn, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi, thậm chí, tác dụng phụ của nó có thể làm hại bé yêu.

Với trẻ dưới 6 tuổi, các mẹ nên dùng thuốc có thành phần acetaminophen (thuốc giảm đau hạ sốt) hoặc ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) dành riêng cho trẻ và giữ bé nghỉ ngơi, an toàn tại nhà là được.

Tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm là cách chăm sóc trẻ mùa đông sai lầm nên tránh

Tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm là cách chăm sóc trẻ mùa đông sai lầm nên tránh. Ảnh minh họa

Một vài nghiên cứu gần đây còn cho thấy, với trẻ trên 2 tuổi dùng mật ong trị ho còn tốt hơn việc cho bé uống các loại thuốc. Vì ngoài tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, và phát ban, trẻ em còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim đập nhanh, co giật, thậm chí tử vong.

Sai lầm 2: Cảm cúm chỉ là bệnh nhỏ, không cần nghỉ ngơi

Thực tiễn y học chứng minh, khi ngủ ít, làm việc quá sức, bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút, vi khuẩn và virus sẽ tận dụng điều kiện này để xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới bệnh. Đặc biệt là sau khi cảm cúm không chú ý nghỉ ngơi, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể như viêm amidan mủ, viêm xoang có mủ, viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, trẻ cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận…

Sai lầm 3: Cảm cúm với cảm lạnh là 1 bệnh

Có thể là khó để phân biệt tình trạng cảm cúm với cảm lạnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên biết rằng, cảm lạnh sẽ đến và đi mà không để lại bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Còn cảm cúm, nếu không được chữa trị đúng cách, bé yêu thậm chí có thể bị viêm phổi nặng rất nguy hiểm. Vì thế, nhận biết bé cảm lạnh hay cảm cúm để có hướng điều trị tích cực là điều mà các bậc cha mẹ cần biết:

Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh là một trong những lưu ý khi chăm sóc trẻ mùa đông

Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh là một trong những lưu ý khi chăm sóc trẻ mùa đông. Ảnh minh họa

- Cảm lạnh: thường xuất hiện từ từ. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau, ngứa cổ họng, tiếp theo là hắt hơi và chảy nước mũi có chất nhầy, sau đó chất nhầy đặc lại, có thể chuyển sang màu xám, màu vàng, màu xanh lá cây... Triệu chứng phổ biến khác bao gồm ho, đau đầu nhẹ, chảy nước mắt, mệt mỏi nhẹ, và nghẹt mũi.

- Cảm cúm: sẽ đến nhanh và mạnh như một chiếc xe tải lao trên đường cao tốc. Các triệu chứng xuất hiện nhanh và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các bé sẽ cảm thấy rất yếu, mệt mỏi, và đau nhức toàn thân. Bé có thể bị ho khan, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau họng, sưng hạch, đau đầu nghiêm trọng, mắt, khó chịu... Bé không muốn ăn bất kỳ thứ gì. Ở trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi, cảm cúm có thể gây ra thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa...

Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc xác định bé bị cảm lạnh hay cảm cúm, hãy cho bé đi khám. 

Sai lầm 4: Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm

Sau khi bị cảm, cơ thể sẽ mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn.Do đó, sau khi bị cảm phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, khẩu vị nên thanh đạm, tốt nhất nên nạp nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả mới có thể giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Nhiều người thường coi nhẹ cảm cúm mà không biết những nguy cơ nghiêm trọng bệnh mang lại

Nhiều người thường coi nhẹ cảm cúm mà không biết những nguy cơ nghiêm trọng bệnh mang lại. Ảnh minh họa

Sai lầm 5: Đóng kín cửa, trùm đầu ngủ để toát mồ hôi 

Đây là một ảo tưởng, bởi vì sau khi đổ mồ hôi cơ thể dường như nhẹ nhõm hơn, nhưng việc này không thể giúp chữa khỏi bệnh. Khi bị cảm ăn uống ít, thể chất yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Đa số mọi người đều có có quan điểm rằng, sau khi bị cảm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, vitamin thì bệnh sẽ càng nhanh khỏi hơn. Nhưng đây là quan điểm sai lầm bởi vì đa số cảm cúm thông thường do virus cúm gây ra, thuốc kháng sinh không những không hề có tác dụng đối với virus, mà còn có thể gây ra phản ứng xấu do lạm dụng thuốc.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm vào mùa đông chính xác:

- Khi bị cảm cúm, phải uống nhiều nước, để đẩy nhanh sự bài tiết chất có hại ra ngoài cơ thể và kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, có thể cải thiện tình trạng bệnh.- Cho trẻ ăn nhiều hoa quả, tăng vitamin để nâng cao sức đề kháng.

- Chú ý giữ ấm vừa phải cho trẻ và lưu ý lưu thông không khí trong phòng.

- Ngủ và nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả để khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Minh Thùy (tổng hợp) 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang