Cách dạy con ngoan của bà mẹ giỏi

author 06:54 10/10/2014

(VietQ.vn) - Có phương pháp dạy con ngoan đúng cách thì các bậc phụ huynh sẽ không phải đau đầu vì những màn nghịch ngợm và cứng đầu của trẻ nhỏ

Hãy hiểu bé, đặt mình vào bé

dạy con ngoan

Hiểu con là một trong những phương pháp hàng đầu giúp dạy con ngoan. Ảnh minh họa

Các bé thường bày đồ chơi vương vãi khắp nhà, và thường thì bố mẹ sẽ phải đảm nhiệm công việc dọn dẹp, điều này đôi khi khiến chúng ta tức giận. Nhưng thay vì nạt nộ hay đánh bé, đừng hét lên với bé, mà hãy nói: “Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm”. Đừng ra lệnh cho bé theo kiểu câu hỏi như: “Con có nhặt đồ chơi lên ngay cho mẹ không”?, bé có thể sẽ trả lời là : “không”. Hãy xoa dịu cơn giận dữ trong bạn bằng câu : “Con nhặt đồ chơi lên giúp mẹ nhé”, hay : “mẹ con mình cùng dọn đồ chơi  nhé”.

Muốn dạy con ngoan thì không nên làm gương xấu

Bố mẹ và những người bé hay tiếp xúc là tấm gương phản ánh rõ rệt nhất đối với trẻ. Những hành vi không tốt có thể ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và cách hành xử của trẻ, khiến trẻ bắt chước rất nhanh và nếu không được uốn nắn kịp thời sẽ hình thành nên thói quen có hại, nhất là khi chính bạn lại nghĩ rằng trẻ sẽ không chú ý đến những điều này.Tốt hơn hết, hãy là hình mẫu để con bạn noi theo bằng cách luôn để trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, không để bé nghe những lời nói tục, hành động xấu. Kể cả khi bạn mắc lỗi, bạn cũng nên giải thích để bé hiểu và không làm theo.

Tạo thói quen cho bé

dạy con ngoan

Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc dạy con ngoan. Ảnh minh họa

Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc chăm con đấy, thay vì phải lôi kéo, nịnh nọt, thậm chí quát mắng để con ngồi vào bàn ăn mỗi bữa, hãy cùng bé ghi nhớ những điều cần làm bằng cách lặp đi lặp lại những câu nói như: “Phải rửa tay trước khi ăn”, “Phải đeo dép, đội mũ khi đi ra ngoài” , “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe”…Bạn hãy làm và từ từ cảm nhận thành quả “hạnh phúc” này nhé.

Muốn dạy con ngoan thì không nên thiếu kỉ luật

Thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc không muốn nhìn nhận vào bản chất vấn đề. Nhiều bậc phụ huynh không biết làm sao để để xây dựng nguyên tắc với con, vì vậy họ chọn cách chẳng làm gì cả. Tuy nhiên, nếu trẻ không được dạy về cách giao tiếp với người khác, vệ hậu quả từ việc làm của mình, ý thức về ranh giới giữa đúng và sai, tốt và xấu có thể sẽ không tồn tại trong suy nghĩ của trẻ. Bạn cần đặt ra những nguyên tắc nhất định và dứt khoát đối với con trong mọi trường hợp. Quy định nhữn hình phạt dành cho bé nếu bé vi phạm và mẹ sẽ không nhân nhượng.  Ví như nếu bé không nghe lời , bé sẽ bị mất quyền xem tivi, hay không được đi chơi vào cuối tuần.Nếu bé và em mình đánh nhau, hãy bắt hai bé nắm tay nhau trong vòng 10 phút và bắt chúng mặc chung áo trong 1h…Bạn cũng có thể phạt bé đứng trong góc nhà và hát khi bé khi bé cãi làm việc nhà…Có rất nhiều phương pháp để đưa bé vào quy củ và khiến bé phải làm theo. Bé sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình để tránh tái phạm vì bé thật sự không muốn bị mẹ phạt.

Tỏ thái độ dứt khoát với bé

Nếu bé cứ khăng khăng không chịu làm theo những gì bạn muốn, bé tỏ ý hờn dỗi, khóc ỉ ôi đòi bạn phải làm theo ý bé, đừng chiều theo vì sẽ khiến bé dần hình thành tính cách kiêu căng và bướng bỉnh. Hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng cách dứt khoát: “Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình”. Nhưng cũng đừng nên dừng lại ở đấy nhé, hãy lựa chọn thời điểm khi bé đã bình tĩnh lại để giải thích cho bé hiểu tại sao bạn làm thế.

Dạy trẻ tính kiên nhẫn

Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.

Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.

Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.

Nói những điều bé chấp nhận

Nhiều khi bé nhất quyết đòi đi chơi, trong khi cả bạn và bé chưa ăn cơm, hãy nói: “Khi nào con ăn xong thì chúng ta đi chơi”, hay “ Chúng ta ăn cơm trước rồi sẽ đi chơi”…Hãy để bé hiểu đó là việc mà bé cần hoàn thành trước khi làm những việc khác. Hãy khuyên bé về những điều bạn lo lắng, như : “Con đừng chơi gần hồ, mẹ lo lắm đấy, nguy hiểm lắm”…Thông báo trước: Thay vì bắt con phải dừng chơi gì đó ngay, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị chào tạm biệt các bạn nhé”.Gọi tên bé: Khi đề nghị bé điều gì, bạn hãy gọi tên bé, ví như: “Bin, lấy giúp mẹ cốc nước”.

Nguyễn Huyền (tổng hợp từ beyeu.edu.vn, suckhoe24h.edu.vn và giadinhviet.edu.vn)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang