Làm giàu từ phật thủ 'quý tướng' phục vụ Tết Ất Mùi

author 13:49 17/01/2015

(VietQ.vn) - Những trái phật thủ quý tướng lớn, nhiều tầng, nhiều ngón xòe ra như bông hoa cúc được chủ vườn ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) bán với giá trên triệu đồng. Những bàn tay phật này đang giúp người dân nơi đây làm giàu thời điểm giáp Tết.

Sự kiện: Làm giàu

Phật thủ quý tướng "Thịnh – Suy- Bí -Thái" chục triệu mới bán Tết này

Trước Tết Nguyên Đán hơn một tháng hầu hết vườn phật thủ tại xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) được thương lái đến ngã giá thu mua. Nhiều quả phật thủ đẹp được đánh giá có thể bán hàng triệu đồng. Làm giàu từ phật thủ khiến Đắc Sở trở nên nức tiếng khắp cả nước với những "bàn tay Phật".

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Mùi nhưng tại xã Đắc Sở nhiều vườn phật thủ đã được bán cho thương lái.

Phật thủ là loại quả quen thuộc trên bàn thờ của người Việt mỗi dịp ngày rằm, ngày lễ, Tết. Loại quả có hình giống bàn tay của đức Phật này đang mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ nông dân ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội).

Người dân làm giàu từ Phật thủ quý tướng với giá mỗi trái 'Thịnh- Suy- Bí- Thái

Người dân làm giàu từ phật thủ quý tướng với giá mỗi trái lên tới cả chục triệu đồng. Ảnh Infonet

Mảnh vườn trồng phật thủ khoảng một mẫu được người dân ở đây bán với giá từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi sào phật thủ có giá gần 100 triệu đồng. Giá mua xô tại vườn khoảng 60.000- 90.000 đồng/quả nhưng đến ngày Tết mỗi quả có thể bán từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.

Theo các chủ vườn, hình dáng quả phật thủ là do “trời” chứ chưa ai có thể tác động vào để tạo được quả phật thủ theo ý muốn. Những quả phật thủ đẹp, độc, lạ vườn nào cũng có nhưng chiếm số lượng rất ít. Chính vì độ khan hiếm mà những quả phật thủ đẹp ở đây có thể bán hơn chục triệu đồng. Chủ vườn cho biết, họ đã bán cả vườn cho thương lái nên giá cả từng quả phật thủ là do thương lái quyết định.

Những trái phật thủ đẹp được đánh giá là quả to, nhiều tầng, quả có nhiều Những trái đẹp được đánh giá là quả to, nhiều tầng, nhiều "ngón tay" dài, vươn rộng, hoặc chĩa lên đầy đủ các yếu tố “Thịnh-Suy-Bĩ-Thái”. Ảnh minh họa

Năm ngoái cũng vào thời điểm sát Tết, có chủ vườn đã bán được quả phật thủ lên tới 13 triệu đồng. Một quả phật thủ đẹp được đánh giá là quả to, nhiều tầng, quả có nhiều "ngón tay" dài, vươn rộng, hoặc chĩa lên đầy đủ các yếu tố “Thịnh-Suy-Bĩ-Thái”. Nghĩa là số ngón vòng ngoài của quả phật thủ phải là số lẻ, để khi đếm ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh. Theo quan niệm, nếu rơi vào chữ Thịnh thì năm mới sẽ phát tài, sung túc.

những quả có hình dáng đẹp, đặc biệt khi bán ngày Tết có thể lên tới 3-4 triệu đồng, giúp chủ vườn làm giàu từ phật thủ

Những quả có hình dáng đẹp, đặc biệt khi bán ngày Tết có thể lên tới 3-4 triệu đồng, giúp chủ vườn làm giàu từ phật thủ. Ảnh minh họa

 Theo đánh giá của nhà vườn, giá mua xô tại vườn khoảng 60.000- 90.000 đồng/quả nhưng với những quả có hình dáng đẹp, đặc biệt như thế này thì khi bán ngày Tết có thể lên tới 3-4 triệu đồng. Anh Nguyễn Tuấn Trường, một chủ vườn ở Đắc Sở cho biết, đến thời điểm này hầu hết các vườn phật thủ đã được bán cho khách. Chủ vườn có trách nhiệm trông coi cho khách đến  tận ngày cắt bán. Những vườn phật thủ đẹp dịp Tết năm nay khoảng 8 sào được bán với giá gần 1,3 tỷ đồng.

Người dân Đắc Sở làm giàu nhờ những "bàn tay Phật"

Cách đây hơn chục năm, người dân nơi đây còn quanh năm tất bật với rơm rạ, ruộng đồng, rồi đi buôn hoa quả trong nội thành. Từ khi cánh lái buôn ngược mạn Cao Bằng, Tuyên Quang, thấy loại quả này hay, họ mang cây về trồng thử rồi nhân rộng lên thành vườn. Từ đó, người dân Đắc Sở làm giàu nhờ phật thủ.

Hiện nay, có đến 80% hộ dân ở Đắc Sở trồng thứ cây phất lộc này. Nhà ít nhất cũng dăm sào, nhà nhiều nhất trồng vài ha. Nhờ phật thủ mà vài năm nay, người dân Đắc Sở xây nhà cao tầng, mua ôtô, giàu lên nhanh chóng.

Người dân Đắc Sở làm giàu từ phật thủ với 'những bàn tay Phật' nức tiếng

Người dân Đắc Sở làm giàu từ phật thủ với 'những bàn tay Phật' nức tiếng. Ảnh Infonet

Quỹ đất hạn hẹp, người dân đi thuê đất ở các xã Yên Sở, Tiền Yên để trồng. Loại đất thịt pha cát, được bồi đắp bởi phù sa sông khiến cho vườn nào cũng lúc lỉu quả. Thuê đất xã khác, nhưng cũng chỉ có người Đắc Sở mới trồng và buôn được thứ trái cây này. Mỗi nhà vườn đều có bí quyết chăm sóc riêng và có chỗ tiêu thụ thì mới dám trồng nhiều.

"Đào, quất trồng cả năm chỉ để chơi dịp Tết, nhưng phật thủ thì bán quanh năm, không bao giờ lo bị ế", anh Hải, một người trông phật thủ cho hay. Người trồng không chỉ thu hoạch rộ vào dịp Tết mà còn bán quanh năm cho người đi lễ chùa, thắp hương vào đầu tháng, ngày rằm.

14 sào phật thủ nhà anh Hải bán rải rác vài tháng trước Tết đã thu được khoảng 400 triệu đồng. Nay anh bán gọn vài sào quả cho thương lái, khách mua đến Tết là hết. Trừ chi phí, gia đình anh cũng thu được từ 400 đến 500 triệu đồng mỗi năm.

Phật thủ trở thành thương hiệu của người Đắc Sở. Nhiều nơi khác lấy giống của Đắc Sở về trồng, nhưng quả không có ngón hoặc ngón bị teo nhỏ, không cho quả to, đẹp, nhiều ngón, nhiều tầng như ở nơi đây.

Làm giàu từ phật thủ là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì chăm sóc tỉ mẩn

Làm giàu từ phật thủ là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì chăm sóc tỉ mẩn. Ảnh minh họa

Thuê đất ở bên Yên Sở cách nhà hơn 2 km, anh Hải coi vườn cây là ngôi nhà chính của mình. Anh cùng con trai quanh năm ở vườn, có việc mới tạt qua nhà một lúc rồi lại ra chăm cây. Anh bảo, càng gần Tết thì hầu như phải ăn, ngủ ở vườn để canh phòng trộm. Những quả đẹp trị giá bạc trăm, bạc triệu, bị vặt trộm đi chục quả là mất bao mồ hôi, công sức. Có nhà đã bị trộm vào hái quả, chặt cây, phá giàn. Vậy nên, vườn nào cũng nuôi vài chú chó làm nhiệm vụ canh chừng.

Anh Hải cho hay, giống cây này sinh lời thật nhưng chăm sóc cũng không phải đơn giản. Cây phật thủ có sức đề kháng yếu, dễ bị sâu bệnh như rỉ sắt, nhện đỏ, thối lá nên phải phun thuốc sâu quanh năm. Vào tháng 10, khi phật thủ bắt đầu lớn nhanh, anh phải huy động người làm đi chằng buộc dây để đỡ, tránh cho quả bị rụng.

Người trồng phật thủ Đắc Sở rất sợ trời mưa nhiều. Bởi khi ấy, cả vườn cây sẽ thối lá và quả rụng hàng loạt. "Trồng phật thủ buộc người làm vườn lúc nào cũng phải chú ý đến nó, không được một ngày lơ là. Có cần mẫn thì nó mới không phụ công chăm sóc của người", anh Hải nói.

Phương Trâm (tổng hợp)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang