Cấm lưu hành thuốc có giá cao phi lý

author 13:42 10/05/2013

(VietQ.vn) - Tại Anh, cơ quan Y tế quốc dân (NHS) của nước này đã loại bỏ một loại thuốc chữa trị căn bệnh ung thư gan bởi mức giá cao hết sức phi lý của nó.

Bệnh nhân bất bình việc dừng bán thuốc vì giá quá đắt

Trong khi đó, tại Ấn Độ, chi phí dành cho loại thuốc này thấp hơn 100 bảng Anh/ 1 tháng. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn BBC News, bà Michelle Childs đến từ Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đặt vấn đề tại sao các quốc gia giàu có không chung tay hành động để giá thuốc y tế giảm xuống.

Sorafenib tosylate là một loại thuốc chữa trị bệnh ung thư gan được sáng chế bởi hãng sản xuất thuốc Bayer của Đức và được bán trên thị trường với tên phổ biến là Nexavar.  Hãng này đã bán thuốc với giá gần 3,500 bảng Anh mỗi tháng.

Tại sao các quốc gia giàu có không chung tay hành động để giá thuốc y tế giảm xuống?

Cho tới tận tháng 3 năm 2012, Ấn Độ - quốc gia với một nửa dân số sống chỉ với chưa đầy 1 bảng Anh/ ngày – đã buộc phải trả chi phí cho việc mua bằng sáng chế Nexavar.  Tuy nhiên, để đảm bảo việc người dân có thể chi trả cho việc chữa trị, Ấn Độ đã công bố một điều khoản bắt buộc liên quan đến việc cắt giảm giá thuốc y tế bằng việc cho phép một công ty khác sản xuất loại thuốc này, mặc dù bên ngoài vẫn mang danh nghĩa độc quyền.

Quốc gia này đã sáng chế ra một loại thuốc được cho là phiên bản đáng kinh ngạc của sorafenib (với 97% nguyên chất) có tác dụng tương tự nhưng chỉ tiêu tốn 84 bảng Anh/ tháng, góp phần làm giảm giá thành của thuốc.

Tại Anh, nơi mà loại phiên bản trên của sorafenib không phổ biến, giá thành của thuốc này vẫn rơi vào khoảng 3000 bảng Anh/ tháng. Cơ quan quản lý dược phẩm cho biết đây là một cái giá “cắt cổ” đối với cơ quan y tế Quốc dân để chưng dụng loại thuốc này.

Trên thực tế, tổ chức giám sát của Viện Sức khỏe và Lâm sàng Anh (NICE) đã loại bỏ việc cung cấp Nexavar cho cơ quan y tế Quốc dân sử dụng căn cứ vào việc tính toán phí tổn và lợi ích của thuốc. Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ. Các tổ chức chăm sóc sức khỏe từ thiện – gồm những người đứng đầu các tổ chức Macmillan Cancer Support, British Liver Trust, các bênh nhân ung thư và gia đình họ, tất cả đều công khai chỉ trích gay gắt quyết định trên.

Một vài người thậm chí còn manh động hơn khi tập trung bao vây chống đối quanh văn phòng của giám đốc điều hành của NICE - ông Andrew Dillon. Tuy vậy, duy nhất một nơi mà sự phẫn nộ lại không hướng tới, đó chính là các công ty dược phẩm nơi mà quy định giá thành của thuốc.

Các hãng dược đứng ngoài cuộc 

Quỹ Cancer Drugs Fund tại Anh hiện đang chịu sức ép khá lớn, cùng với đó là các khoản ngân quỹ y tế cũng cần được kiểm soát. Vấn đề mà ai cũng thấy nhưng lại né tránh việc nói ra nó nằm ngay ở giá thành của thuốc tại địa điểm cung cấp đầu tiên.

Tại sao mọi người không đặt dấu hỏi về giá thành thuốc của hãng dược phẩm Bayer? Thay vì thắc mắc về việc tại sao chúng ta lại đang chối bỏ việc chi trả cho những giá thuốc cao chót vót như vậy? Thì giờ đây người Anh nên băn khoăn về câu hỏi: “ Tại sao giá thuốc lại cao như vậy?” Ấn Độ đã làm được điều này. Hãng Bayer cũng thừa nhận quyết định của Ấn Độ về việc chấp nhận sản phẩm thuốc mới giá thành thấp hơn so với loại thuốc gốc được cấp sáng chế của hãng là một thách thức không nhỏ.

Ấn Độ làm các hãng dược lo lắng vì sản phẩm thuốc mới giá thành thấp hơn so với loại thuốc gốc

Hãng biện minh cho việc giá thuốc Sorafenib cao hơn vì hãng cần khoản lợi nhuận chi trả cho sự đổi mới trong tương lai. Thế nhưng hãng dược phẩm này lại từ chối cung cấp chi tiết số tiền họ đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển Nexavar, một phần số tiền chi phí đó được hỗ trợ bởi Chính phủ Mỹ.

Con số duy nhất mà Bayer có ý nhắc đến đó là 1 tỉ đô la Mỹ dành cho việc đầu tư và phát triển tổng thể về Nexavar – cái mà người đứng đầu hãng dược phẩm GSK, ông Andrew Witty gọi là: “ một trong những thần thoại lớn của ngành công nghiệp”.

Sự thật là việc sáng tạo ra những loại thuốc mới có thể giúp chúng ta thay đổi cách thức chữa trị cho con người và chúng ta thực sự cần nhiều loại thuốc mới hữu hiệu hơn nữa.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu như giá thành của những phương pháp chữa trị mới này quá cao khiến cho người dân không thể dễ dàng tiếp cận được với chúng thì sự đổi mới chỉ đem lại chút ít hữu dụng.

Lâu nay, điều này đã được coi như là một vấn đề nan giải trong các quốc gia đang phát triển. Ấy vậy mà giờ đây, một quốc gia phát triển như nước Anh cũng rơi vào tình trạng trên. Hệ thống đổi mới đang thực sự thất bại và phải một giải pháp mới cho vấn đề này.

Thế giới cần thay đổi để tiến tới một hệ thống , nơi mà những loại thuốc mới được bán với giá thành gần nhất với giá thành của loại thuốc gốc và cũng là nơi mà sự đổi mới được trả công và trao thưởng một cách rõ ràng.

Đây là một đơn thuốc để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của các quốc gia đang phát triển được đề xuất bởi các chuyên gia đến từ Tổ chức y tế thế giới (WHO). Nhưng tại Anh, liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia phát triển khác đang chặn đứng tiến trình ý nghĩa này.

Đối với Anh, Mỹ và các quốc gia thuộc EU, họ đang phải đối mặt với vấn đề ngân quỹ cạn kiệt và dân số đang già đi. Đây là thời điểm để các quốc gia này chung tay góp sức với các quốc gia đang phát triển trong việc làm cho người dân dễ dàng tiếp cận với các loại thuốc mới, bởi đây chính là mối quan tâm về sức khỏe của con người trên toàn thế giới.

Thái Nguyễn

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang