Cần dùng ‘đòn bẩy kinh tế’ để khuyến khích hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp

authorHoàng Dương 16:51 27/06/2017

(VietQ.vn) - Theo ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thì để khuyến khích được chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thì cần dùng các "đòn bẩy kinh tế" hơn là các "mệnh lệnh hành chính".

Theo đó, tại Hội thảo "Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thực trạng và các giải pháp hỗ trợ" diễn ra sáng nay do VCCI tổ chức,  ông Phan Đức Hiếu cho rằng, bàn về việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là vấn đề không mới.

 “Vấn đề này chúng ta đã nói từ lâu rồi, chẳng qua gần đây nói nhiều hơn mà thôi" – ông Hiếu nhấn mạnh.

ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Ảnh Quang Định.

Ông Hiếu cho biết thêm, trước đây đã có quy định hộ kinh doanh có trên 10 lao động thì phải chuyển đổi lên thành doanh nghiệp. Và khi đó, khái niệm doanh nghiệp là một điều gì đó rất “rất to tát”. Cùng với việc thành lập nên một doanh nghiệp thì có rất nhiều quy định như phải có số vốn tối thiểu, số lao động,... khiến các hộ kinh doanh không đạt được.

Nhưng thời điểm hiện tại, Nhà nước đang có chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên thành doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, Nhà nước đã hạn chế rất nhiều ưu đãi cho hộ kinh doanh như hạn chế quyền kinh doanh, phải đăng ký tại một địa điểm, vấn đề vay vốn, số lao động dưới 10 lao động hay thậm chí không coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ và không được hưởng các ưu đãi dành cho khối doanh nghiệp này. Cùng với đó, Chính phủ đã và đang có những ưu ái rất lớn cho khối doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ được quân tâm, chú ý hơn. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thành lập doanh nghiệp và phát triển kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh khi chuyển thành doanh nghiệp vẫn còn những lo lắng nhất định  như: Nộp thuế nhiều hơn, thực hiện nghĩa vụ với người lao động cao hơn hay phải thực hiện các quy định và môi trường, giảm tiếng ồn, phòng cháy chữa cháy và nghiệp vụ kế toán.

Cho nên, theo ông Hiếu, để giải quyết vấn đề này thì cần dùng các "đòn bẩy kinh tế" hơn là các "mệnh lệnh hành chính", hộ kinh doanh sau khi chuyển đổi phải phát triển bền vững chứ không phải là “chết yểu”.

"Tôi cho rằng, doanh nghiệp và nhà kinh doanh “khôn” hơn những người làm chính sách, vậy nên chỉ cần có chính sách tốt họ sẽ nhận thấy lợi ích lâu dài khi chuyển đổi thành doanh nghiệp và sẽ tự động chuyển đổi", ông Hiếu cho hay.
Hiện tại, Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu lực từ năm 2018 cũng có một số chính sách ưu tiên cho hộ kinh doanh chuyển đổi lên thành doanh nghiệp song vẫn cần tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất kính doanh. Đồng thời, cần sửa đổi quy định về kế toán, nộp thuế phù hợp với doanh nghiệp nhỏ như không bắt buộc phải có bộ máy kế toán, chỉ cần bố trí người làm kế toàn, khuyến khích doanh nghiệp tự ghi chép.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng cho rằng: "Cần rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để bãi bỏ các quy định tạo cản trở, các địa phương. Nếu muốn tạo động lực cho hộ kinh doanh chuyển lên thành doanh nghiệp, cần phân loại hộ kinh doanh thành các nhóm kinh doanh để có cơ chế phù hợp.

Hội thảo ''Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thực trạng và các giải pháp hỗ trợ'' diễn ra sáng nay do VCCI tổ chức

 Hội thảo "Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thực trạng và các giải pháp hỗ trợ" diễn ra sáng nay do VCCI tổ chức

Sau 10 năm, kết quả khảo sát của VCCI thực hiện cũng không có nhiều thay đổi, vẫn là các vấn đề về thủ tục hành chính, thuế,…Các hộ kinh doanh vẫn đang có những ưu thế nhất định như thủ tục thành lập, giải thể, quản trị đơn giản hơn, sổ sách kế toán cũng ít hơn, chỉ khoảng 6 loại sổ sách so với vài chục loại của doanh nghiệp.

Kết quả là, 17 năm nay có đến 4,671 triệu hộ nhưng số hộ kinh doanh nhưng số hộ có phát sinh thuế chỉ ở mức 1,6 triệu hộ, doanh thu 2.188 nghìn tỉ với 7,9 triệu lao động và đem lại nguồn thu thuế 12 nghìn tỷ.

Tuy nhiên, so với mức đóng góp thuế của các khu vực doanh nghiệp thì doanh nghiệp lớn mặc dù chưa chiếm đến 4% về cơ cấu nhưng đóng góp 91% thuế, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 50% tỷ trọng nhưng chỉ đóng góp 1,74%. Về số lao động hộ kinh doanh là thành phần tạo ra số lao động tốt nhất.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang