Cần gì phải sang Nhật, cứ nhìn văn hóa xếp hàng ở Đại học Ngoại thương!

author 19:44 16/03/2017

(VietQ.vn) - Văn hóa xếp hàng vốn không phải là văn hóa đặc trưng của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, nó xuất phát từ kỉ luật và ý thức mà con người tu dưỡng hàng ngày.

Chúng ta đã nghe rất nhiều về một Nhật Bản xếp hàng nhận lương thực sau thảm họa động đất hay Tokyo Disneyland, Universal Studios Osaka người chơi luôn xếp hàng dù chờ đợi rất lâu để có thể tham gia trò giải trí mình thích. Chúng ta cũng nghe rất nhiều về những người Việt "hung hăng" chen lấn vì một cái mũ bảo hiểm, một tấm áo mưa, một lần tắm... miễn phí. Thế nhưng, văn hoá đó đang được thay bằng sự ý thức, kỷ luật văn minh hơn.

Thực tế, văn hóa xếp hàng vốn không phải là văn hóa đặc trưng của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, nó xuất phát từ kỉ luật và ý thức mà con người tu dưỡng đạo đức hàng ngày. Tại Đại học Ngoại Thương, vào giờ cao điểm rất nhiều sinh viên đợi lên lớp nhưng không hề có cảnh chen lấn hỗn loạn. Ai cũng tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình.

can-gi-phai-sang-nhat-cu-nhin-van-hoa-xep-hang-o-dai-hoc-ngoai-thuong
Sinh viên Ngoại thương xếp hàng chờ đến lượt vào thang máy 
can-gi-phai-sang-nhat-cu-nhin-van-hoa-xep-hang-o-dai-hoc-ngoai-thuong

Trao đổi về câu chuyện này, Ông Bùi Ngọc Long (49 tuổi), bảo vệ tòa nhà A cho biết: "Tôi vào đây làm gần 2 năm và được biết xếp hàng đã trở thành một văn hóa đã có từ trước đó của sinh viên nhà trường".

can-gi-phai-sang-nhat-cu-nhin-van-hoa-xep-hang-o-dai-hoc-ngoai-thuong
Ông Bùi Ngọc Long, bảo vệ tòa nhà A - Đại học Ngoại thương chia sẻ về câu chuyện xếp hàng

Không chỉ bảo vệ mà cả cán bộ nhà trường cũng thường xuyên có mặt vào những giờ cao điểm để hỗ trợ sinh viên và giảng viên lên lớp. "Sinh viên Ngoại thương rất nề nếp văn minh, nhưng bên cạnh đó vẫn có cán bộ nhà trường thường xuyên có mặt để hướng dẫn các em hiểu và thực hiện đúng nội quy", ông Long nói.

Sinh viên Đại học Ngoại thương khóa 51 - Nguyễn Thị Ngọc Anh chia sẻ: "Mình cảm thấy đây là điều nên làm để tránh sự hỗn loạn, lộn xộn. Sinh viên rất đông nhất là những khi gần đến giờ học, xếp hàng sẽ khiến chúng mình lên lớp nhanh hơn so với việc chen lấn xô đẩy".

Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người. Biện pháp có khắt khe đến đâu cũng chỉ là tạm thời nếu không thấm vào ý thức của từng công dân. Cách giáo dục khiên cưỡng khiến chúng ta chỉ thực hiện để đối phó là chủ yếu, vậy nên việc hiểu ý nghĩa của xếp hàng khi đến nơi công cộng là yếu tố then chốt thúc đẩy sự tự giác của mỗi cá nhân. Để sau cùng, văn hóa xếp hàng không chỉ là câu chuyện được ngợi ca ở Đại học Ngoại thương nữa mà chỉ cần bước ra đường, đi vào chợ hoặc đến sân bay, ga tàu, bến xe.. mọi người đều được hưởng thụ sự tử tế và những điều tốt đẹp.

Hoàng Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang