Cần giải pháp đồng bộ để nâng năng suất chế biến sản phẩm điều

author 10:32 27/09/2016

(VietQ.vn) - Để đạt được mục tiêu tăng năng suất ngành điều từ nay đến năm 2020, Bộ NN&PTNT yêu cầu ngành điều cần phải giảm phụ thuộc vào nguồn điều thô nhập khẩu.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo ghi nhận của KTSG, từ năm 2006, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới và đi liền với điều này là sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Theo các doanh nghiệp, một khi còn phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, ngành điều Việt Nam vẫn những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhiều nhất thế giới.

Dù Việt Nam xuất khẩu điều nhiều nhất thế giới nhưng lại vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập. Ảnh minh họa

Trước thực tế này, Bộ NN&PTNT yêu cầu ngành điều, Cục Trồng trọt và các viện, trường trong cả nước nghiên cứu để tăng năng suất vườn điều bằng cách cải tạo, thâm canh và tạo ra những giống điều mới nhằm thay thế những giống điều cũ trồng từ mấy chục năm trước. Mục đích là giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu điều thô nhập khẩu trong những năm tới.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng chỉ ra rằng, để làm được điều đó vẫn cần giữ diện tích ổn định nhưng phải tăng được năng suất điều bằng cách thâm canh, cải tạo vườn điều là mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt ra cho ngành điều nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn điều thô nhập khẩu.

Đề cập tới vấn đề trên, trước đó, trong công văn số 4509/TB-BNN-VP vào ngày 4/6, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, chủ trương của bộ là đẩy mạnh đầu tư thâm canh, trồng mới, cải tạo vườn điều trong những năm qua là đang đi đúng hướng và tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Mục tiêu là mỗi héc ta có năng suất 2 tấn mỗi vụ.

Cùng chung những nhận định trên, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), trong thời gian qua, nhờ người trồng điều đi theo hướng thâm canh, cải tạo vườn điều nên năng suất của năm 2015  tăng 3 tạ/héc ta so với năm 2013.

Nan giải việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam(VietQ.vn) -Việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng có vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp, nhưng hiện VN còn nhiều vấn đề nan giải liên quan tới Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo Cục Trồng trọt, trong giai đoạn 2006-2013 năng suất điều dao động trong khoảng 8,5-9,5 tạ/héc ta, qua năm 2014, nhờ tập trung vào thâm canh nên năng suất đã tăng lên 11,71 tạ/héc ta, tăng 2,3 tạ/héc ta, tương đương 24,4% so với năm 2013. So với các nước, Việt Nam cũng là nước có năng suất điều cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, với diện tích ở mức 300.000 héc ta, nguồn điều thô trong nước không thể đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu điều nhân của Việt Nam. Năm 2015, thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, lượng điều thô nhập khẩu của cả năm là 853.000 tấn, giá trị nhập khẩu là 1,12 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 48% về lượng và gần 73% về giá trị so với năm 2014.

Bước sang năm 2016, chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, lượng điều thô nhập khẩu là 226.000 tấn, trị giá 344 triệu đô la Mỹ, giảm 20,5% về lượng nhưng chỉ giảm 7,7% về giá trị.

Theo Vinacas, giá điều thô đã tăng trong những tháng qua, và vì thế, doanh nghiệp cân nhắc giá bán điều nhân trong những tháng tới để quyết định nhập nhiều hay ít, tránh mua nguyên liệu cao, nhưng bán sản phẩm thành phẩm với giá thấp.

Do đó, Dân sinh cho biết, để thực hiện được Quy hoạch phát triển điều bền vững ngành điều từ nay đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đó là, năm 2016, ngành điều cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh thâm canh, tăng cường ghép cải tạo, tái canh, trồng mới bằng giống tốt, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đề xuất các chính sách hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học.

Cần phải có giải pháp đồng bộ đưa ngành điều ngàng càng phát triển

Cần phải có giải pháp đồng bộ đưa ngành điều ngàng càng phát triển. Ảnh minh họa

Theo đó mục tiêu đến năm 2020, cả nước ổn định 300.000 ha điều, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, sản lượng 450.000 tấn, 4 vùng trọng điểm tổng diện tích 200.000 ha ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 2 tấn/ha.

Nhấn mạnh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, để thực hiện Quy hoạch phát triển điều bền vững trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như đẩy mạnh thâm canh để nâng cao năng suất điều. Đối với những vườn điều còn trẻ, sinh trưởng khỏe, nên tiến hành ghép cải tạo để tận dụng gốc thân sinh trưởng khỏe, nhanh cho thu hoạch. Còn những vườn điều ở xa, đã già, cây sinh trưởng kém có thể cân nhắc ghép cải tạo hoặc tiến hành tái canh theo phương thức cuốn chiếu để nông dân không bị hụt thu nhập.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang