Cảnh báo giao thông: Những điều cần biết về bắn tốc độ để tránh mất tiền oan

author 14:47 24/07/2017

(VietQ.vn) - Theo quy định ngoài các đoạn đường có gắn biển báo quy định về tốc độ thì cảnh sát giao thông có thể bắn tốc độ những đoạn đường khác theo chỉ đạo.

Cảnh sát giao thông bắn tốc độ

Khi nào cảnh sát giao thông được hóa trang để bắn tốc độ?

Thông tư 01/2016 của Bộ Công an nêu mục đích của việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

- Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (dùng máy bắn tốc độ) nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Súng bắn tốc độ là chiếc súng duy nhất bắn không đau nhưng lại khiến người bị bắn mất tiền nếu vi phạm. Ảnh: Internet

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

Ai có thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát hóa hóa trang?

- Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

- Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Quy trình bắn tốc độ công khai kết hợp với hóa trang

Trước khi lập tổ tuần tra, kiểm soát bắn tốc độ bí mật, tổ tuần tra phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được ít nhất từ cấp trưởng phòng đồng ý.

Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

- Sau khi chuẩn bị kế hoạch và được chấp thuận tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) đứng chỗ khuất dùng máy bắn tốc độ được Bộ Công an cung cấp đã kiểm định để ghi lại hình ảnh phương tiện vi phạm tốc độ.

- Khi phát hiện vi phạm, cán bộ bắn tốc độ phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai thông qua bộ đàm để dừng phương tiện vi phạm.

- Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

- Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua máy bắn tốc độ, cán bộ ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

- Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm, tổ tuần tra sẽ cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được, người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

- Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo.

Bệnh viêm tủy răng có thể gây những biến chứng nguy hiểm 'chết người'(VietQ.vn) - Tủy răng là bộ phận quan trọng nhất của răng tuy nhiên nếu bị viêm tủy răng mà không được chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Người lái xe có quyền yêu cầu cho xem hình ảnh

Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.

Trường hợp CSGT chưa thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm. Đồng thời CSGT hẹn người vi phạm đến trụ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để cung cấp hình ảnh lỗi vi phạm.

Khi người vi phạm có mặt tại nơi hẹn thì CSGT hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cung cấp hình ảnh bắn tốc độ tại thời điểm dừng xe, sau đó ra quyết định xử phạt. Trường hợp CSGT không cung cấp được hình ảnh vi phạm mà làm ảnh hưởng đến công việc của người “vi phạm” thì CSGT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Về mức phạt 

+ Đối với người điều khiển xe máy:

- Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km: phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 20km trở lên: phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng, tước GPLX 1 – 3 tháng.

+ Đối với người điều khiển ô tô:

- Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km: phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng.

- Chạy quá tốc độ 10 – 20km: phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 20 – 35km: phạt tiền từ 5 – 6 triệu đồng.

- Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên: phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tạm tước quyền sử dụng GPLX 1 - 5 tháng tùy trường hợp vi phạm. Riêng trường hợp vi phạm quá tốc độ từ 35 km trở lên bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Minh Châu

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang