Cảnh báo- Nguy cơ mắc chứng viêm cơ tim khi tiêm vaccine Pfizer và Moderna

author 17:44 28/06/2021

(VietQ.vn) - Mới đây, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đưa ra cảnh báo nguy cơ mắc chứng viêm cơ tim khi tiêm vaccine Pfizer và Moderna.

Cụ thể, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đưa ra cảnh báo mới vào các tài liệu quảng cáo đi kèm với vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna để nhấn mạnh đến nguy cơ dù hiếm gặp của bệnh viêm cơ tim sau khi sử dụng các vaccine này.

Các bản cập nhật đánh giá thực tế của cả hai loại vaccine cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe đều có cảnh báo rằng các báo cáo về tác dụng phụ cho thấy nguy cơ gia tăng của bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, đặc biệt sau khi tiêm mũi thứ hai và bắt đầu các triệu chứng trong vài ngày sau tiêm.

Nguy cơ mắc chứng viêm cơ tim khi tiêm Pfizer và Moderna. Ảnh: TTXVN 

Tính đến ngày 11/6, hơn 1.200 ca viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đã được báo cáo lên Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (VAERS) trong số 300 triệu liều vaccine mRNA đã được tiêm. Trong các ca nói trên, số bệnh nhân nam nhiều hơn và thường mắc trong vòng 1 tuần sau mũi thứ hai.

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận 309 ca nhập viện vì viêm cơ tim ở những người từ 30 tuổi, trong đó 295 người đã được xuất viện.

Các cơ quan quản lý y tế tại một số nước đã điều tra các ca viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm một mũi vaccine của Pfizer hoặc Moderna. Hiện các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna chưa bình luận gì về việc này.

Kem tan mỡ bụng không thực sự hiệu quả như chị em mong đợi(VietQ.vn) - Để giảm mỡ bụng, nhiều chị em tìm đến các loại kem tan mỡ tuy nhiên theo các bác sĩ thẩm mỹ, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh kem tan mỡ có hiệu quả như nhiều chị em mong đợi.

Trong diễn biến liên quan, hiện nay nhiều quốc gia đã cho phép, thậm chí khuyến khích tiêm vaccine ngừa COVID-19 của 2 hãng khác nhau bằng việc làm gương của giới lãnh đạo. Một số nhà khoa học tin việc kết hợp như thế là tốt cho hệ miễn dịch trước sự tấn công của virus. Chính phủ Đức xác nhận Thủ tướng đã tiêm 2 loại vắc xin là AstraZeneca và Moderna.

Sức khỏe của nhà lãnh đạo Đức vẫn rất ổn định, bà thậm chí còn tiếp đón các lãnh đạo nước ngoài chỉ 2 ngày sau khi tiêm liều thứ hai loại Moderna. Hành động của bà Merkel có thể cổ vũ nhiều người khác làm điều tương tự, trong bối cảnh các nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của 2 hãng khác nhau vẫn chưa được công bố.

Theo New York Times, một số nước đã cân nhắc tiêm 2 liều vắc xin khác nhau cho người dân trong trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn nguồn cung hạn chế hoặc loại vắc xin đầu tiên hiệu quả không như kỳ vọng.

Các cơ quan y tế ở nhiều quốc gia đang cho phép trộn và kết hợp vắc xin ở một mức độ nhất định. Vương quốc Anh đã bắt đầu việc này ngay trong những ngày đầu tiêm chủng đại trà. Đức, Canada, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha và Ý cũng cho phép những người đã tiêm AstraZeneca được tiêm một loại khác cho liều thứ 2.

Tại Hàn Quốc, để đối phó với việc vacine bị giao chậm, chính quyền Seoul xác nhận các nhân viên y tế đã tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca có thể tiêm liều thứ hai là vắc xin Pfizer.

Tại Trung Đông, một số quốc gia vùng Vịnh cũng cân nhắc tiêm liều thứ 3 là vacine Pfizer cho những ai đã tiêm đủ 2 liều để tăng khả năng bảo vệ trước các biến thể mới.

Việc "trộn vacine" không phải là ý tưởng mới và đã từng được các nhà khoa học thử nghiệm với vắc xin Ebola. Với COVID-19, một số nhà khoa học tin rằng việc tiêm 2 loại vắc xin khác nhau sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Vì mỗi loại vacine được phát triển và kích thích các phần khác nhau của hệ thống miễn dịch nên khi kết hợp với một loại khác, hệ miễn dịch con người sẽ phải hoạt động gấp nhiều lần.

Các phản ứng miễn dịch này có thể khiến con người mệt hơn nhưng lại tốt vì "dạy" hệ miễn dịch nhận ra các bộ phận khác nhau của mầm bệnh xâm nhập, từ đó phản ứng nhanh và chính xác hơn.

Tiến sĩ John Moore, một nhà virus học thuộc Cao đẳng y dược Weill Cornell (Mỹ), cho rằng giả thuyết này vẫn cần được kiểm chứng để đánh giá các mặt thiệt - hơn.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang