Cảnh báo nguy cơ tai nạn trẻ nhỏ từ lan can nhà cao tầng

author 15:11 19/03/2015

(VietQ.vn) - Việc lan can không đảm bảo độ an toàn thì vấn đề tai nạn xảy ra đối với trẻ nhỏ chỉ là câu chuyện sớm hay muộn.

Sự kiện: Tai nạn giao thông

Cảnh báo nguy cơ tai nạn trẻ nhỏ từ lan can nhà cao tầngLan can nhà cao tầng không an toàn luôn là mối nguy hiểm của trẻ nhỏ

Nhiều khu chung cư lan can thiếu an toàn

Thời gian gần đây có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra từ những tòa nhà chung cư cao tầng. Điển hình gần đây nhất là trường hợp một cháu bé 5 tuổi, ở tại tòa nhà A2, Khu nhà ở xã hội CT 19, khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) rơi từ tầng 6 xuống dẫn đến tử vong.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những tai nạn như trên, điều đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tiêu chuẩn đầu tư xây dựng các lan can tòa nhà cũng như là việc lơ là trông con tại các gia đình ở trong các khu đô thị, chung cư cao tầng.

Theo khảo sát của phóng viên Chất lượng Việt Nam, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khá nhiều những toàn nhà có lan can, cửa sổ “nguy hiểm” cho trẻ nhỏ. Đó là những lan can được dựng bằng những thanh sắt rất thưa, đủ để trẻ nhỏ có thể lát người qua, hoặc là những lan can tuy được xây kín nhưng lại thấp so với những trẻ ở độ từ 4 đến 6 tuổi.

Chính sự nguy hiểm đó, không ít ra đình đã phải gia công lại hoặc cây dựng rào chắn kiên cố để tránh những tai nạn đáng tiệc xảy ra đối với con mình. Trong đó, gia đình chị Lê Thị Thanh Loan, ở một trung cư trên đường Hoàng Minh Giám là một điển hình.

Chị Loan cho biết: “Khi hai vợ chồng mua chung cư thì chưa có chưa sinh cháu, đến khi sinh cháu thời gian đầu bế ẵm suốt nên cũng chẳng có chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi cháu bé biết đi cứng cáp, đuổi theo quả bóng ngoài ban công, lúc đó tôi chạy ra thấy cháu đang ngó ra lan can hàng rào để nhìn ô tô dưới đường, tôi mới tá hóa, hôm đó giá mà không ra kịp không biết chuyện gì xảy ra”.

Cũng theo chị Loan, từ hôm thấy cảnh tượng đó, chúng tôi mới quan sát toàn bộ các phòng trong khi cung cư, hóa ra nhà nào cũng như vậy. “Ngay lập tức chúng tôi phài thuê người về làm “chuồng cọp” phía ngoài để bảo vệ an toàn cho con. Khi nhà tôi làm, tất cả mọi mọi nhà cũng đều làm hết, mục đích là bảo vệ chính con em mình”, chị Loan chia sẻ.

Đó không chỉ là câu chuyện của riêng nhà chị Loan, mà tại nhiều tòa nhà hiện tượng xây “chuồng cọp” dường như đã là “mốt mới”.

Cảnh báo nguy cơ tai nạn trẻ nhỏ từ lan can nhà cao tầngNhững chiếc "chuồng cọp" từ lan can nhà cao tầng

Tại thiết kế và tại cả gia đình

Theo các kỹ sư về xây dựng, thì việc lan can xây thiếu an toan tại các toàn nhà chung cư hiện nay là do bên thiết kế hoặc cũng có thể là do cả thi công không đúng theo thiết kế. Với những toàn nhà chung cư, cao ốc dân sinh thì đã có quy định rất rõ về việc thiết kế và xây dựng lan can. Đặc biệt là những toàn nhà nào có trẻ nhỏ sinh sống.

Theo đó, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về “nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe” do Bộ Xây dựng ban hành, lan can, ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải có tường chắn đảm bảo độ cao tối thiểu là 1,4m. Các tòa nhà cao từ 9 tầng trở lên, trong đó có chung cư, phải đảm bảo lan can chắn các cạnh trống của sàn, ban công, mái (bao gồm cả giếng trời cùng các lỗ mở khác) và các nơi có người đi lại, thậm chí cả ở gara ôtô. 

Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua, và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu có đường kính 100mm. 

Với lan can hoặc lô gia được sử dụng bằng vật liệu kính, thì kính được bảo vệ bởi vật cố định, đảm bảo chắc chắn, không có khe hở nào nhét lọt quả cầu có đường kính 75mm, khó trèo qua để ngăn ngừa rơi ngã. 

Bên cạnh đó, theo quy định nhà từ 6 tầng trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia lan can, lô gia không được hở chân và có chiều cao không nhỏ hơn 1,3m.Đó là phần thiết kế, thi công các tòa nhà. Về phía gia đình, cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ khi để những tai nạn đáng tiếc xảy ra, như trong thời gian vừa qua.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam cho biết, các bậc phụ huynh tốt nhất không nên cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi ở nhà một mình, nhất là trong điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ.

Theo TS Quý, trong trường hợp bố mẹ vắng mặt ở nhà cả buổi, với trẻ tiểu học trở lên, vẫn cần thường xuyên gọi điện về để biết con đang làm gì, tình trạng ra sao… Ngoài ra, ngay khi trẻ còn nhỏ, bên cạnh việc luôn cố gắng đảm bảo an toàn cho con, phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình trước các mối nguy trong nhà như: Không đụng vào các ổ cắm, không mở cửa cho người lạ, nhận biết các thứ có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Minh Hoàng


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang