Cảnh báo tai nạn giao thông: Nỗi kinh sợ khi qua cung 'đèo chết' mang tên Ngoạn Mục

author 17:30 27/06/2017

(VietQ.vn) - Nằm trong tuyến đường huyết mạch nối quốc lộ 1A và các tỉnh Tây Nguyên nhưng đèo Ngoạn Mục trở thành nỗi ám ảnh của các tài xế vì độ hiểm trở dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Xem thêm video:


Đúng như tên gọi của nó, đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha hấp dẫn bất kỳ ai đam mê khung cảnh thiên nhiên hũng vĩ, đây cũng là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam nhưng cũng hết sức nguy hiểm. Đèo này dài nằm trên Quốc lộ 27, nối liền 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng dài 18,5 km, chạy men sườn núi dựng đứng. Đây là con đường cửa ngõ giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đèo có độ cao thấp nhất là 200 m, cao nhất là 980 m ở đỉnh đèo.

 Đường đèo Ngoạn Mục có độ dốc cao. 

Theo anh Nguyễn Minh (tài xế xe tải), khi đi trên cung đường đèo Ngoạn Mục sẽ đi qua 4 khúc cua tay áo rất gấp, đi bên những bờ vực dốc dựng đứng. Trước đó, khi đường đèo này chưa được sửa chữa, số nhiều các nạn nhân qua con đèo này mà bị nạn đều với nguyên nhân rơi xuống vực sâu hoặc mất lái do đường gồ ghề lởm chởm đá".

Đèo Ngoạn Mục có nhiều khúc cua nguy hiểm. Ảnh:Internet 

Đèo Ngoạn Mục có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu.

Trước đó, vào năm 2014, xe tải biển số 77H-0112 do Lê Minh Đức (50 tuổi) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 27 theo hướng Lâm Đồng - Ninh Thuận, khi đi qua đèo Ngoạn Mục, thuộc địa bàn xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) thì lao xuống vực. Vụ tai nạn khiến cả tài xế và phụ xe đều tử vong. Còn vào năm 2013, xe khách BKS 49H- 8845 khi đổ đèo đã mất phanh rơi xuống vực sâu hơn 50m so với mặt đường, 15 người bị thương trong vụ tai nạn này.

Cảnh báo tai nạn giao thông: Tài xế ‘thót tim' vượt đèo Hòn Giao(VietQ.vn) - Cung đường qua đèo Hòn Giao hay còn được gọi là đèo Omega có địa hình phức tạp với nhiều khúc cua gấp, cua đánh võng nên ở đây thường hay xảy ra tai nạn giao thông.

Ngoài ra, nhiều người chọn cung đường này cho chuyến đi phượt trải nghiệm của mình. Có những trường hợp tắt máy thả trôi xe, đây là việc làm rất nguy hiểm. Theo cán bộ cảnh sát giao thông, trên những cung đèo dốc lái xe tuyệt đối không được tắt máy thả trôi xe vì khi tắt máy khiến hệ thống trợ lực cho phanh không hoạt động, rất dễ gây chết phanh và chết người khi đổ đèo. Vì vậy cần mở máy và thường xuyên rà phanh, bởi khi đổ đèo vận tốc đạt được là rất cao và không thể phanh gấp.

Nhiều đoạn trên cung đèo này nhiều chỗ  không có tường bảo vệ, nếu xảy ra tai nạn mà phương tiện giao thông văng ra rất có thể lao xuống vực. Theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ,tường bảo vệ có tác dụng bảo vệ cho các phương tiện tham gia giao thông khỏi văng ra khỏi phần đường xe chạy. Tường bảo vệ đồng thời cần có tác dụng dẫn hướng cho lái xe vào ban đêm bằng vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang gắn trên đó.

Ninh Lan

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang