Cảnh báo tai nạn giao thông: 'Thần Chết' luôn rình rập trên đèo Cả

author 19:22 22/06/2017

(VietQ.vn) - Đèo Cả là nơi khung cảnh thiên nhiên "sơn thủy hữu tình" nhưng cũng là một trong những đèo lớn và hiểm trở nhất tại miền Trung Việt Nam.

Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam. Đỉnh đèo có độ cao khoảng hơn 300m so với mặt nước biển, dài 12 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Đèo nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn (Hốc Ao) và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn). Đèo Cả là một trong số rất ít đèo ở Việt Nam nằm sát biển, một bên là biển xanh thăm thẳm, một bên là vách núi trùng điệp.

Đèo Cả thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Ảnh:Internet 

Đèo Cả nguy hiểm bởi độ dốc lớn, lưu lượng xe tải nhiều, nhiều đoạn đường tầm nhìn bị che khuất. Anh Nguyễn Hữu Minh - một tài xế xe khách đường dài cho biết: "Đường đèo Cả có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn quanh các vách núi hiểm trở cho nên ở đây rất hay xảy ra tai nạn giao thông. Những tài xế khi qua đèo dù có cẩn thận, tập trung cao độ nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra".

Theo anh Minh, với cánh lái xe ám ảnh nhất vẫn là tình trạng ùn tắc giao thông. Khu vực này cứ hễ có tai nạn, sự cố dù là lớn hay nhỏ thì hàng trăm xe các loại phải xếp hàng dài đến vài cây số chờ lực lượng chức năng giải tỏa hiện trường vụ tai nạn, điều tiết giao thông".

Cảnh báo tai nạn giao thông: Đèo Xá Tổng không dành cho người 'yếu bóng vía'(VietQ.vn) - Là một cung đường hoang vắng, để qua được đèo Xá Tổng người lái xe phải căng mắt và vững tay để đi qua những con dốc dài mà không bị trượt xe xuống vực.

Vấn đề TNGT trên đèo Cả hiện đang trong tình trạng đáng báo động. Mà lượng xe tham gia giao thông ngày càng tăng mà đường đèo có nhiều khúc quanh hẹp, độ dốc cao. Theo Phòng CSGT Công an Phú Yên, nguyên nhân của các vụ ùn tắc giao thông tại đèo Cả là do một số đoạn, mặt đường đèo rất xấu. Trong khi đó, các xe chở quá khổ, quá tải, nhiều xe đã cũ, tài xế điều khiển thiếu kinh nghiệm nên khi chạy trên đèo Cả xe bị sự cố chết máy, vỡ hộp số. Bên cạnh đó, tình trạng xe quá tải, quá khổ chạy qua đèo này xảy ra nhiều. Hoặc có những xe khi vào cua, lái xe xử lý kém làm xe gặp sự cố gây.

Do nằm ở địa hình hiểm trở, một bên là vực sâu, biển còn một bên là vách núi trùng điệp nên đèo có hệ thống lan can phòng hộ để đảm bảo an toàn giao thông. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QC 41:2016/BGTVT), có ba loại lan can phòng hộ, gồm lan canphòng hộ cứng, nửa cứng và lan can phòng hộ mềm.

Lan can phòng hộ cứng là loại phòng hộ bằng bê tông cốt thép hoặc kết cấu có độ cứng tương tự ngăn ngừa các xe đâm xuyênqua chiều đường ngược lại gây nguy hiểm. Loại này được áp dụng ở các đường cótốc độ cao, dải phân cách cố định bề rộng hẹp, đường có nhiều xe tải và xebuýt.

Lan can phòng hộ dạng nửa cứng là loại phònghộ bằng tôn lượn sóng gồm một hoặc hai hàng được lắp đặt song song với mặtđường bằng cột thép gắn xuống đường; mép trên của tôn sóng phải cao hơn đỉnhcột.

Lan can phòng hộ mềm là loại phòng hộ dạngdây cáp treo và được căng trước lên các hệ đầu cột gắn xuống đường.

Ninh Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang