Cạnh tranh gay gắt trong sản xuất thuốc khiến chất lượng bị 'thả lỏng'

author 06:46 06/09/2019

(VietQ.vn) - Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc sản xuất ra các loại thuốc an toàn cùng sự giám sát chặt chẽ hơn bao giờ hết, trên thực tế các vụ thu hồi liên quan đến dược phẩm và thiết bị y tế đang ngày càng gia tăng.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát chủ yếu từ sự cạnh tranh gay gắt trong việc sản xuất các loại thuốc có cùng công dụng, đặc tính.

Sự cạnh tranh trong sản xuất thuốc vô hình dẫn đến hệ quả thu hồi thuốc ngày càng tăng. 

Về lý thuyết, sự cạnh tranh trong việc sản xuất thuốc sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm giảm từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và các cơ sở chăm sóc sức khỏe- người mua trực tiếp sản phẩm. Tuy nhiên, một loạt nghiên cứu được thực hiện bởi George Ball (Đại học Indiana), Rachna Shah (Đại học Minnesota) và Kaitlin Wowak (Đại học Notre Dame) cho thấy việc tăng cạnh tranh sản xuất thuốc đã vô hình chung đưa dược phẩm và các thiết bị y tế vào một quỹ đạo khác mà ở đó số lượng các vụ thu hồi liên quan đến sản xuất thuốc đang có dấu hiệu gia tăng.

Việc thu hồi dược phẩm cũng gây ra những tác động về kinh tế đối với doanh nghiệp, thể hiện ở sự thay đổi trong chi phí (khi doanh nghiệp không bán hàng tồn kho, tiếp tục điều hành sản xuất thay thế), giá cổ phiếu giảm cùng với những chi phí giám sát theo quy định từ cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo McKinsey, việc thu hồi, thư cảnh báo, nghị định thỏa thuận cùng với các chi phí bảo hành và các chi phí cho hoạt động tố tụng liên quan đã tiêu tốn của ngành công nghiệp thiết bị y tế trung bình từ 2,5 đến 5 tỷ đô la mỗi năm.

Một nghiên cứu của các học giả cho rằng, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc sản xuất thuốc đã dẫn đến tình trạng các công ty dược phẩm ‘cắt giảm chi phí cho việc kiểm soát chất lượng sản xuất để duy trì lợi nhuận, từ đó dẫn đến sự gia tăng các khiếm khuyết trong sản phẩm thuốc, đe dọa đến tính mạng con người’- theo Ball.

Trong một bài nghiên cứu mới đây, Ball và các đồng nghiệp nhận định sự cạnh tranh khốc liệt trong việc sản xuất thuốc chính là nguyên nhân dẫn đến sự nới lỏng các tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo trong quá trình sản xuất. Mặt khác, khi sự cạnh tranh gia tăng và gây ra những hậu quả, cơ quan chức năng có thể can thiệp điều chỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau thay vì sử dụng các quyết định thu hồi. Các nghiên cứu trên được công bố trong Tạp chí Quản lý hoạt động (“Cạnh tranh sản phẩm- quyền quản lý và thu hồi trong ngành dược phẩm Hoa Kỳ”).

Huy Hoàng (theo: digitaljournal)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang