CEO cần chuẩn bị gì để áp dụng hệ thống Six sigma

author 15:41 05/11/2014

(VietQ.vn) - Bài kiểm tra sau đây có thể giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quyết định xem tổ chức của họ đã sẵn sàng áp dụng Six sigma hay chưa.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Hãy trả lời mỗi câu hỏi theo thang điểm từ 0-10, trong đó 10 tương đương với “hoàn toàn đúng”, 5 tương đương với “có thể” và 0 tương đương với “hoàn toàn không”.

1. Cơ cấu của tổ chức có tương đối ổn định và sắp tới sẽ không có thay đổi lớn nào hay không?

2. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ coi Six sigma như một trong những ưu tiên hàng đầu chứ?

3. Ban lãnh đạo có đáng tin tưởng và đã từng thực hiện thành công các kế hoạch cải thiện toàn công ty, cho thấy rằng họ có thể duy trì mức độ quan tâm của mình hay không?

4. Doanh nghiệp sẽ dành 10% các nguồn lực của mình cho Six sigmachứ?

5. Doanh nghiệp có thể bổ nhiệm các nhà lãnh đạo dự án và thay đổi giỏi nhất ở cấp độ giám đốc hoặc phó giám đốc cho các dự án Six sigma không?

6. Để khởi đầu nỗ lực, các thành viên của ban lãnh đạo có thể dành ra hai ngày trong thời gian của mình không?

7. Các thành viên ban lãnh đạo có thể ủy thác cho các nhân viên trực thuộc của họđầu tư thực hiện buổi định hướng kéo dài 2 ngày về Six sigma không?

8. Ban lãnh đạo doanh nghiệp có sẵn sàng tích cực tài trợ các dự án thí điểm không?

9. Công ty có thường xuyên làm việc theo các nhóm – nhóm dự án, nhóm quản lý, hoặc nhóm làm việc thường không?

10. Các quyết định có được đưa ra trên cơ sở phân tích các dữ liệu có liên quan ở mọi cấp độ trong tổ chức không?

11. Công việc có được xác định theo các quy trình hay không? Các quy trình chủ chốt có được ghi chép lạivới trách nhiệm giải trình rõ ràng không?

Đáp án: 75-110 = Đã đến lúc bắt tay vào việc rồi!

50-75 = Vẫn còn rủi ro, trừ khi các mặt của công tác lãnh đạo đủ mạnh!

Dưới 50 = Hãy chờ đến khi tình hình được cải thiện đã!

Câu hỏi về liệu một công ty đã sẵn sàng áp dụng Six sigma hay chưa lại đòi hỏi phải trả lời thêm những câu hỏi khác. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất là: Doanh nghiệp có đủ các nguồn lực để đầu tư cho Six sigma không? Nếu 10% nguồn lực của công ty đã đang được sử dụng cho việc cải thiện quy trình và sản phẩm, thì câu trả lời là có.

Hãy nghĩ tới lượng chi tiêu bình quân dành cho công nghệ thông tin trong một doanh nghiệp và tự hỏi xem công ty sẽ được lợi ích gì nếu có thể xác định những yêu cầu của khách hàng, tính thiết thực và các lưu đồ quy trình trước khi tự động hóa chúng? Với sự tài trợ từ lãnh đạo doanh nghiệp, công ty sẽ có thể từ các mục tiêu chiến lược mà vạch ra nhữngđiều thúc đẩy quy trình, nơi cần sử dụng các nguồn lực để tạo nên tác động lớn nhất.

Công ty không tìm kiếm những dự án Six sigma mới hoặc bổ sung, mà áp dụng Six sigma vào những bộ phận liên quan tới quy trình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong doanh nghiệp mà họ cần cải tiến. Điều đó sẽ giúp giảm bớt sức ép lên các nguồn lực.

Các lãnh đạo doanh nghiệp phải tự hỏi mình xem họ có sẵn sàng đưa vào toàn thể ban lãnh đạo và đội ngũ giám đốc cấp kế tiếp trong việc khởi động hệ thống Six sigma hay không. Nếu các lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ của họ không thể dành ra hai ngàytrong thời gian biểu của bản thân và các giám đốc để tìm hiểu thêm về Six sigma và vai trò của họ, vậy thì họ chưa sẵn sàng để bắt đầu.

Bằng mọi giá phải tránh tâm lý không chịu vào hang cọp mà vẫn muốn bắt cọp con. Để thành công, Six sigma cần phải là kế hoạch của ban lãnh đạo. Nó là một phương pháp và hệ thống công cụ chứ không phải tự nó đã là một kết quả. Các lãnh đạo doanh nghiệp cần định rõ tại sao Six sigma lại là giải pháp hợp lí cho doanh nghiệp tại một thời điểm xác định.Liệu các thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp có tích cực tài trợ các dự án Six sigma không?

Liệu họ có tham gia các cuộc họp kiểm soát tiên độ thường xuyên không? Họ có sẵn sàng học hỏi và thay đổi cung cách quản lý các ban ngành hoặc quy trình thuộc sở hữu của mình không? Nếu có được sự sẵn lòng và cởi mở, các nhà tài trợ có thể học cách hoàn thành vai trò của mình. Những người thực hiện tốt nhất sẽ nhận thấy rằng Six sigma mang tới một phương pháp quản lý mới và vô cùng khác biệt, có hiệu quả hơn.

Bằng cách hỏi rõ ngọn ngành các nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp dự đoán, các giám đốc thực sựgiúp cải thiện hiệu quả làm việc của những người khác thay vì chỉ đưa ra nhận xét sau thực trạng. Six sigma liên quan tới việc đánh giá, xét thưởng và giao cho nhân viên chịu trách nhiệm. Nó đòi hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàngcông bằng mà kiên định đặt ra các kỳ vọng và giải quyết hậu quả nếu không đạt được kỳ vọng đó. Đó là những gì cần có để thúc đẩy sự thay đổi cung cách giúp cho hệ thống Six sigma có thể duy trì được.

Thanh Bình

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang