CEO Trần Quí Thanh tiết lộ những trải nghiệm ‘bất ngờ’ trên show truyền hình thực tế ‘Cơ hội cho ai – Whose Chance’

author 16:20 02/11/2019

(VietQ.vn) - Dù vừa ngồi ghế nóng của show truyền hình thực tế “Cơ hội cho ai – Whose Chance” nhưng “Sếp” Trần Quí Thanh đã có những “trải nghiệm” bất ngờ để bổ sung thêm vào kho kinh nghiệm hơn 40 năm thương trường của mình.

Xuất hiện trên ghế “Sếp” trong chương trình “Cơ hội cho ai – Whose Chance”, người sáng lập Tân Hiệp Phát - ông Trần Quí Thanh là người lớn tuổi nhất trên ghế nóng. Bên cạnh ông là các Chủ tịch, CEO của nhiều doanh nghiệp có qui mô, ngành nghề và mô hình công ty khác nhau.

“Sếp” Trần Quí Thanh bất ngờ tham gia Cơ hội cho ai – Whose Chance

“Cơ hội cho ai” cũng là cơ hội cho cả tôi!

Đó là câu trả lời của ông Trần Quí Thanh trên ghế nóng tại trường quay Cơ hội cho ai - Whose Chance.

Trước đó, theo Nhà báo - MC Lại Văn Sâm, chương trình có tên “Cơ hội cho ai – Whose Chance” bởi chương trình không chỉ tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các ứng viên, cơ hội phát hiện tài năng cho các doanh nghiệp, mà còn là cơ hội để những người trẻ xem truyền hình rút ra những bài học cho bản thân thông qua việc thể hiện của ứng viên và chất vấn, phản biện của các nhà tuyển dụng nổi tiếng.

Tuy nhiên, với ông chủ Tân Hiệp Phát, ông cũng thấy cơ hội riêng cho mình, đó là cơ hội để hiểu hơn về tư duy, tầm nhìn của những bạn trẻ hiện nay, hiểu thêm về văn hóa và triết lí của các doanh nghiệp khác ngành, khác mô hình so với Tân Hiệp Phát.

“Sau 25 năm gây dựng và phát triển, Tân Hiệp Phát đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng Tân Hiệp Phát hoàn hảo chưa? Chắc chắn chưa và sẽ không bao giờ hoàn hảo cả, vì hoàn hảo là một quá trình liên tục cải tiến, chứ không phải là một cột mốc hay cái đích”, ông Thanh cho biết.

Theo “Sếp” Thanh, “Cơ hội cho ai – Whose Chance” không chỉ dành cho các ứng viên mà còn là cơ hội cho các “Sếp” hiểu rõ tư duy của người trẻ để điều hướng phát triển doanh nghiệp.

Mới đây, khi đặt mục tiêu xây dựng doanh nghiệp phát triển 100 năm, ông Thanh đã rà soát, cải tiến và cắt bỏ hàng nghìn quy trình nội bộ để tăng tốc độ vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời, Tân Hiệp Phát cũng là số ít doanh nghiệp gia đình được quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

“Cơ hội cho ai - Whose chance rất thú vị. Bình thường, các doanh nhân ít khi bộc lộ hết triết lí và thực trạng công ty mình, nhưng thông qua việc chất vấn và trao đổi với ứng viên, phần nào tôi hiểu được các “Sếp” khác và văn hóa doanh nghiệp của họ”, ông Thanh cho biết đó là một cơ hội để bổ sung vào kho kinh nghiệm hơn 40 năm khởi nghiệp của mình.

“Mọi người hay tìm cách đồng quy các triết lí quản trị về những khái niệm kinh điển, như nhân trị, pháp trị hay kĩ trị. Nhưng thực tế, triết lí quản trị của mỗi người chủ doanh nghiệp là một triết lí riêng, được đúc kết từ nhiều bài học lý thuyết và thực tiễn, đối chứng từ những điểm mạnh và yếu của mỗi triết lý kinh điển. Và quan trọng là triết lý của mỗi người chủ không ngừng được cập nhật, chứ không phải là bất biến”.

Theo ông Thanh, tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị cốt lõi có thể bất biến, còn việc quản trị phải thay đổi. “Những quan sát, chiêm nghiệm tôi có được trong những giờ ngồi ghế Cơ hội cho ai - Whose chance cũng là một phần của những tích lũy nhằm giúp tôi tiếp tục cải tiến, như đã làm trong suốt hơn 40 năm kinh doanh và 25 năm với Tân Hiệp Phát”, ông Thanh cho hay.

Các “Sếp” trên ghế nóng tại chương trình Cơ hội cho ai – Whose Chance.

Chia sẻ với nhau để cùng cải tiến

“Tân Hiệp Phát đã bỏ ra hàng triệu đô la để thuê các nhà tư vấn hàng đầu thế giới giúp sức trong việc nâng cấp toàn diện quy trình quản trị doanh nghiệp. Các bộ quy trình dịch vụ “Up your service”, quản lí chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn A.T. Kearney đã giúp chất lượng dịch vụ, thỏa mãn khách hàng cải thiện toàn bộ. Việc nâng cao tính minh bạch và trao quyền trong quản trị cũng vậy. Tân Hiệp Phát vận hành tốt hơn, ít phụ thuộc vào cấp quản lý hơn, đồng nghĩa với việc cơ hội cho nhân viên phát triển tốt hơn”, ông Thanh cho biết.

Tại Cơ hội cho ai - Whose Chance, ông Thanh quan sát thấy mỗi doanh nghiệp đều có những vấn đề riêng và nảy ra ý định kết nối các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại với nhau để cùng chia sẻ các kinh nghiệm giải quyết các vấn đề này.

Chia sẻ với nhau để cùng phát triển là mong muốn của Dr Thanh với các “Sếp” bên lề Cơ hội cho ai – Whose Chance.

“Qua chia sẻ của các “Sếp” trên trường quay và giờ giải lao, tôi và các “Sếp” khác nhận thấy có nhiều vấn đề chung mà mỗi công ty đã trải qua như vấn đề chuyển giao, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng nền tảng quy trình để không rơi vào khủng hoảng quy mô khi doanh nghiệp tăng trưởng nóng”, ông Thanh cho biết.

Từ đó, ông Thanh nảy ra ý định kết nối các doanh nghiệp để chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm cải tiến. “Không phải công ty nào cũng muốn bỏ ra hàng chục triệu đô la để đầu tư vào quản trị như Tân Hiệp Phát. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những gì chúng tôi đã thực hiện. Ngược lại, chúng tôi cũng muốn nghe những kinh nghiệm khác, để có thể tiếp tục cải tiến mình”.

Thực tế, ý định này đã được Tân Hiệp Phát ấp ủ từ vài năm nay, và triển khai thí điểm thông qua các cuộc hội nghị nhà cung cấp. Năm ngoái, công ty này đã tổ chức một sự kiện như thế tại TP.HCM, thu hút hàng trăm doanh nghiệp là các nhà cung cấp của Tân Hiệp Phát. Tại hội nghị, không chỉ lắng nghe phản hồi của các nhà cung cấp, lãnh đạo Tân Hiệp Phát còn tư vấn và chia sẻ nhiều kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị, vận hành cho các nhà cung cấp.

“Tôi chưa bao giờ thấy mình không học được gì từ các cuộc thảo luận, dù với một người trẻ, hay với các ông chủ của Coca-Cola tại Mỹ. Với các doanh nhân Việt Nam, những người đang nỗ lực để xây dựng các doanh nghiệp, thương hiệu địa phương lớn mạnh và bền vững, những cuộc thảo luận thực chất càng có giá trị với tôi”, ông Thanh cho hay.

Thành Long

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang