Vì sao 'cha đẻ của cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ' phản đối cây trồng biến đổi gen?

author 14:32 01/12/2018

(VietQ.vn) - Nhà di truyền học thực vật M.S. Swaminathan - người đoạt Giải thưởng Thực phẩm Thế giới và được biết đến như là "cha đẻ của cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ" - đã đưa ra những cảnh báo về độ an toàn, bền vững của cây trồng biến đổi gen và cho rằng các giống cây này nên bị cấm ở Ấn Độ.

Sự kiện: Tin tức thị trường thực phẩm biến đổi gen GMO

Giống bông biến đổi gen Bt đã thất bại

Về vấn đề giống bông Bt diệt côn trùng ở Ấn Độ, Tiến sĩ Swaminathan bày tỏ quan điểm: "Không còn nghi ngờ rằng bông biến đổi gen Bt đã thất bại ở Ấn Độ. Đó là sự thất bại của công nghệ nông nghiệp bền vững và do đó không thể cung cấp kế sinh nhai cho người trồng bông, chủ yếu là nông dân nghèo và cận nghèo”.

Tiến sĩ Swaminathan - cha đẻ của cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ (Ảnh: Gmwatch.org)

Ban đầu người nông dân được yêu cầu áp dụng hệ thống công nghệ đắt tiền để đảm bảo giống bông biến đổi gen Bt có thể cho năng suất tốt nhất. Tuy nhiên khi thất bại, người nông dân lại chỉ được cung cấp hệ thống rẻ tiền thay thế. Trong khi đó, giống bông này đã được chứng minh là một công nghệ nông nghiệp không bền vững và không làm giảm nhu cầu thuốc trừ sâu có hại cho môi trường.

Mối quan tâm về sức khỏe

Tiến sĩ Swaminathan và Tiến sĩ Kesavan – đồng sự của ông cũng chú ý đến các nguy cơ về sức khỏe gia tăng liên quan đến cây trồng Bt, cũng như bằng chứng chỉ ra rằng "độc tố trong giống Bt có hại đối với tất cả sinh vật, kể cả động vật có vú". Do những yếu tố này, họ yêu cầu nên có lệnh cấm vô thời hạn đối với giống cây này.

Ngoài ra, họ cũng đưa ra một số ví dụ về các tác hại đối với sức khỏe không mong muốn do kỹ thuật di truyền. Ví dụ như cà chua Flavr Savr của Calgene gây ra tổn thương dạ dày ở chuột thí nghiệm, hay vụ bê bối L-tryptophan, một loại thực phẩm được sản xuất bằng vi khuẩn biến đổi gen đã làm 37 người Mỹ tử vong và 1500 người khác phải nhập viện.

Họ cũng đặt ra các câu hỏi về việc thực phẩm biến đổi gen được tuyên bố là an toàn khi chúng thậm chí không được dán nhãn ở Hoa Kỳ.

Nguy hiểm từ thuốc diệt cỏ

Tiến sĩ Swaminathan và Kesavan viện dẫn bằng chứng khoa học rằng: thuốc diệt cỏ glyphosate được sử dụng trên hầu hết các cây trồng biến đổi gen, có thành phần hoạt tính được cho là độc tố gây dị tật bẩm sinh và ung thư. Họ cũng đề cập đến vụ kiện tòa án gần đây ở Mỹ, trong đó bồi thẩm đoàn Dettyne Johnson đã yêu cầu 289 triệu USD tiền bồi thường (sau đó giảm xuống còn 78 triệu USD) từ công ty Monsanto sau khi phát hiện công ty này che giấu rủi ro gây ung thư của thuốc diệt cỏ glyphosate.

Họ cũng tham khảo một nghiên cứu cho thấy rằngl năng suất của cây trồng biến đổi gen nói chung không cao hơn so với cây trồng thông thường.

Nguyễn Tùng (theo: gmwatch.org)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang