Cháy lá rụng quả, thiệt hại hàng tỷ đồng vì phân bón 'rởm'

authorThanh Nhàn 08:10 06/04/2018

(VietQ.vn) - Phân bón 'rởm', không còn là câu chuyện ‘không may’ thiệt hại cây lúa, củ khoai nữa mà là tiếng kêu cứu của người nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Với đặc trưng là một nước đang phát triển với ngành nông nghiệp là chủ đạo, nhu cầu sử dụng phân bón tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường này lại chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng hỗn loạn thật, giả. Còn đó những câu chuyện về người nông dân mất trắng hàng tỷ đồng chỉ sau một đêm, hàng nghìn trụ hồ tiêu, cả vườn cà phê đang thu hoạch bỗng nhiên cháy lá, rụng đốt, rụng quả. Tất cả chỉ vì phân bón "rởm", kém chất lượng.

Dù đã có nhiều nỗ lực từ cơ quan chức năng, nhất là từ sau khi có Nghị định 108/2017/NĐ-CP (gọi tắt là NĐ 108) về các điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón, nhưng tình trạng phân bón ‘rởm’ vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều cơ sở không đáp ứng đủ yêu cầu vẫn ngang nhiên hoạt động thậm chí nhiều cơ sở hoạt động “chui”, không có thủ tục sản xuất, kinh doanh phân bón theo quy định, vẫn ngày ngày “tuồn” về những miền quê xa xôi hàng tấn phân bón.

Cháy lá rụng quả, thiệt hại hàng tỷ đồng vì phân bón ‘rởm’

 Bà con nông dân canh cánh nỗi lo phân bón 'rởm'. Ảnh minh họa

Thực tế tìm hiểu, thường các nhà sản xuất phân này sẽ đi xuống kết hợp với 1 đại lý cấp 2 hoặc hợp tác với các nhà bao tiêu sản phẩm, tổ chức các hội thảo hoành tráng lấy lòng để người dân làm theo các quy trình.

Nhóm liên kết này sẽ ký cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân cao hơn giá trị trường, sau đó đưa các nhãn hiệu phân do cơ sở sản xuất từ trên thẳng xuống, bà con đổ ào xuống ruộng là sạch sẽ dấu vết. Cơ quan chức năng cũng chẳng thể quản lý do họ đưa xuống theo hình thức nhỏ giọt. Dưới 20 bao, không đủ số lượng thì không bốc mẫu kiểm định được.

Chưa hết, nhằm đánh vào tâm lý chuộng giá thành rẻ, nhãn hiệu nước ngoài của bà con, một số cơ sở cho in những dòng chữ, hình ảnh gây nhầm lẫn về nơi sản xuất thực tế. Ví dụ: “Made from Israel materials” chỉ nguyên liệu sản xuất phân bón được nhập từ Israel, không phải được sản xuất tại Israel; “Technology of Japan” chỉ có nghĩa là “công nghệ Nhật Bản”, không đảm bảo sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản; hoặc in hình lá cờ nước ngoài (Mỹ, Nhật, Canada) lên bao bì.

Trên thực tế, người dùng rất khó để kiểm chứng được thật sự nguyên liệu, hay vấn đề “Công nghệ Mỹ, Nhật…” có thật hay không. Hoặc một hành vi khác cũng rất phổ biến là trộn sản phẩm giá rẻ, phân bón giả, kém chất lượng vào sản phẩm có thương hiệu để thu được khoản chênh lệch lợi nhuận.

Lý giải hiện tượng hai người giống y hệt nhau nhưng lại cách hàng thế kỷ(VietQ.vn) - Chuyện hai người giống nhau y hệt như sinh đôi, thậm chí cách hàng thế kỷ có phải là sự thật hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng?

Để qua mặt cơ quan quản lý địa phương, các doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh còn cố tình sử dụng các mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón được cấp trước khi NĐ 108 có hiệu lực hoặc các giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy không đúng quy định do một trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón cấp. Phổ biến là cách thức in lên bao bì hoặc cung cấp các chứng nhận huy chương vàng, chứng nhận chất lượng từ một hội chợ, cuộc thi nào đó mà doanh nghiệp chỉ cần đóng phí tham gia thì sẽ nhận được khiến bà con nhầm lẫn thông tin về chất lượng sản phẩm phân bón đạt chuẩn theo quy định pháp luật.

Thanh Nhàn (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang