Hơn 100.000 người chết mỗi năm do dùng thuốc sai cách

author 16:16 11/04/2015

(VietQ.vn) - Mỗi năm có hơn 100.000 người chết không phải vì bệnh mà là do sai lầm trong việc sử dụng thuốc chữa bệnh, bởi vậy, bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ để tránh mắc sai lầm chết người trong khi điều trị bệnh.

Theo con số thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người bị bệnh hoặc tổn thương sức khỏe nghiêm trọng và khoảng 100.000 người tử vong do sử dụng sai dược phẩm. Sự tương tác thuốc có thể xảy ra với nhiều loại, có thể gây phản ứng phụ đe dọa tính mạng con người như nhịp tim bất thường, chảy máu dạ dày, tổn thương thận thậm chí gây tử vong. Những trường hợp tử vong này đều có thể phòng tránh được nếu bệnh nhân trang bị kiến thức cho mình để dùng thuốc an toàn. 

Tương tác giữa các loại thuốc

Chảy máu dạ dày, tổn thương gan là những tác dụng phụ chết người trong cách dùng thuốc

Chảy máu dạ dày, tổn thương gan là những tác dụng phụ chết người trong cách dùng thuốc

Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ và tác dụng phụ càng tăng lên nếu sử dụng 2 loại thuốc cùng một lúc bởi chúng có thể tương tác với nhau theo nhiều cách. Ví dụ, nếu bệnh nhân sử dụng một loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp và một loại thuốc khác cũng có tác dụng phụ là tăng huyết áp thì rất nguy hiểm... Nổi tiếng nhất về tương tác thuốc là một loại thuốc chống đông máu wafarin (coumadin), vì vậy khi được kê thuốc này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi muốn dùng thêm thuốc khác.

Uống nhầm liều lượng

Thuốc được kê bằng nhiều đơn vị đo lường khác nhau, các đơn vị thường được viết tắt và chỉ cần nhầm lẫn một dấu chấm thôi thì cũng đủ gây họa, chẳng hạn 1.0 mg và 10 mg. Sự nhầm lẫn thường xảy ra nhất ở đơn vị microgram (mcg) và milligram (mg, 1 mg = 1.000 mcg). Điều này thường xảy ra ở bệnh viện khi bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch và cũng thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú. Vì vậy, bác sĩ cần viết chữ rõ ràng trên toa thuốc.

Mỗi loại thuốc bao giờ cũng có 2 tên: tên chung (hay tên hóa học) và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch, còn tên chung là tên của chất làm thuốc.hực chất 2 thuốc này chỉ là một với hoạt chất là furosemide. Bệnh nhân có thể dùng 2 thuốc này cùng một lúc mà không biết chúng chỉ là một, nghĩa là bệnh nhân đã dùng gấp đôi liều thuốc, gây hại đối với sức khỏe. Tương tự như vậy, các loại thuốc có cùng đặc tính cũng gây hậu quả tương đương như uống nhầm liều lượng thuốc, theo báo Dân trí.

Uống thuốc chung với rượu bia hoặc nước bưởi

Rất nhiều loại thuốc được khuyến cáo không dùng chung với rượu bia. Đây thực sự là “pha phối hợp nguy hiểm” vì rượu bia sẽ làm gia tăng độc tính các thuốc an thần, thuốc giảm đau và nhiều loại thuốc khác. Theo các chuyên gia về sức khỏe thì bệnh nhân tuyệt đối không được uống rượu bia khi sử dụng bất cứ dược phẩm nào.  Bên cạnh rượu bia, thủ phạm gây hậu quả nghiêm trọng với bệnh nhân đang phải dùng thuốc là dịch ép nước bưởi.

Nước ép bưởi kích thích tế bào trên thành dạ dày, ruột tiết ra chất ảnh hưởng đến thuốc

Nước ép bưởi kích thích tế bào trên thành dạ dày, ruột tiết ra chất ảnh hưởng đến thuốc

Trong 85 loại thuốc có tới 43 loại thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu dùng chung với bưởi. Các nhà nghiên cứu cho rằng  furanocoumarin có trong bưởi đã làm mất tác dụng của một loại enzyme có tên là CYP3A4, hiện diện trong các tế bào màng ruột và có khả năng phân giải nhiều loại thuốc, theo Sức khỏe và Đời sống.

Ví dụ như thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức; nếu thuốc tăng hấp thu thì sẽ đồng nghĩa với việc tăng những tác dụng phụ có hại hoặc gây ra ngộ độc thuốc, chẳng hạn như khi đang dùng thuốc hạ cholesterol, nếu có hiện diện của nước ép bưởi trong cơ thể thì nồng độ thuốc này trong máu sẽ cao hơn, gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan...

Theo các nghiên cứu, người sử dụng bưởi trong vòng 24 giờ nhưng có uống thuốc, các enzyme CYP450 trong thuốc vẫn bị chặn lại ở ruột và gan. Ngay cả những loại thuốc chỉ định uống mỗi ngày 1 lần cũng không thể không bị ảnh hưởng nếu người bệnh dùng bưởi. Hầu hết các loại trái cây khác đều có thể sử dụng, nhưng những loại trái cây có chất furanocoumarins có thể gây ra những tác động giống như ăn bưởi bởi vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ mỗi khi dùng thuốc.

Phương Khanh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang