Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị tiêu chảy

author 19:52 24/08/2015

(VietQ.vn) - Tiêu chảy là chứng bệnh thuwonfgg ặp ở trẻ, gây hiện tượng mất nước để điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là tập trung vào chế độ dinh dưỡng và ngừa mất nước cho trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần trong ngày. Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước và chế độ ăn của trẻ.

Cách điều trị mất nước tốt nhất là cho trẻ uống ORS và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Số lượng dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài là: Trẻ từ 2 tuổi dùng 50 - 100ml, trẻ tuổi từ 2 - 10 tuổi dùng 100 - 200ml. Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy là: Gạo (bột gạo, khoai tây), thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối, sữa mẹ hoặc sữa có bổ sung prebiotic.

Trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ sớm phục hồi

Khác với quan niệm cho bé ăn ít hơn khi bị tiêu chảy, phụ huynh cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần một ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước và muối vô cơ, nếu bé ăn ít có thể gây ra thiếu năng lượng. Kết quả là cơ thể trẻ phải phá vỡ glycogen, chất béo, protein dự trữ để duy trì lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn ít cũng vẫn có thể gây tiêu chảy, thậm chí cơ thể thiếu chất dinh dưỡng còn kéo dài thời gian phục hồi các tổn thương đường ruột.

Đường ruột lâu lành lại làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, không chỉ không nên cho bé ăn ít đi khi bị tiêu chảy mà mẹ nên chú ý chế biến cho bé một số món ăn, thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như tinh bột củ sen, bột trứng, sữa, mì, cháo sen, vv. Các khẩu phần ăn nên được xắt nhỏ, ăn chậm, để tạo điều kiện cho cơ thể còn yếu của bé dễ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. 

 Trong thời gian bé bị tiêu chảy, hạn chế cho bé ăn tỏi vì thời điểm này ruột đã bão hòa, nếu trẻ ăn tỏi và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác, mẹ có thể làm tăng kích thích thành ruột, thúc đẩy hơn nữa tình trạng tắc nghẽn mạch máu đường ruột và phù nề, do đó làm tăng tiêu chảy. Tại thời điểm này trẻ ăn các món ăn mặn hoặc cháo, nước trái cây, nước lọc...sẽ phù hợp hơn.

Trong thời gian bé bị tiêu chảy cũng không nên cho bé ăn loại rau tươi như bắp cải, tỏi tây, rau bina, cải bắp đều chứa nitrite hoặc nitrate, nói chung các loại rau này không có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ đang rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc tiêu chảy, hoặc nồng độ axit dạ dày là quá thấp, các vi khuẩn đường ruột cũng giảm theo. Ăn nhiều rau vào thời điểm này, ngay cả khi các loại rau rất tươi, cũng có thể gây ngộ độc, thiếu oxy cho cơ thể. Vì vậy khi con bị tiêu chảy, mẹ tốt nhất nên giảm một chút lượng rau trong khẩu phần ăn của bé.

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải mỗi ngày cho trẻ ăn một bữa và kéo dài tối thiểu 1 tháng.

Phương Khanh (T/h) 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang