Chỉ có ngu, dốt mới đi làm người tốt!

author 13:50 14/04/2014

Ngày nay, không ít người đang có suy nghĩ “chỉ có ngu mới đi làm người tốt…”

Vì sao người Sài Gòn 'can đảm' từ bỏ...lòng tốt! HN:'Hỏi gì 10 nghìn 2 phút', lòng tốt con người ở đâu?

Thế nhưng, khi việc tốt làm xong, anh Tuân quay lên bờ thì chẳng còn thấy bóng dáng người đàn ông kia cùng quần áo, ví tiền và giấy tờ tùy thân của anh.

Chân cầu Phú Xuân - Nơi xảy ra sự việc.

Anh Tuân sau khi cứu được người phụ nữ thì mất sạch tư trang.

Sự việc diễn ra, nhiều người có mặt tại hiện trường hết sức cảm phục về sự sẵn sàng cứu người khác khi gặp nạn của anh Tuân. Đồng thời, họ cũng phẫn nộ trước hành vi bỉ ổi của kẻ đã lợi dụng sự việc này để “cuỗm” toàn bộ tài sản của anh Tuân.

Nhìn vẻ mặt dở khóc dở cười của người đàn ông sau khi làm việc tốt, nhiều người chỉ biết chép miệng, lắc đầu. Họ buồn thay cho anh, cho sự tin tưởng không đặt đúng chỗ và trên hết là hai chữ "tình người".

Nickename Thach Luu Moc chua chát chia sẻ: "Lòng tốt trong xã hội dốt là tự đốt bản thân".

Chia xót hơn, khi có người an ủi: "Đâu có mất hết! Còn quần đùi..."

Còn nhớ, cách đây không lâu, cộng đồng mạng vẫn còn chưa hết sửng sốt về chuyện cô gái trẻ chửi người giúp mình là...ngu!. Không những không biết cám ơn người đã giúp mình, cô gái trẻ này còn buông lời thậm tệ khiến người nghe phải sững người.

Đó là trường hợp của một nam thanh niên, anh gặp một cô gái khó khăn muốn giúp đỡ, đơn giản vì lòng tốt, vì sự thương cảm anh dành cho cô gái. Không trông mong có một sự báo đáp ân cần từ phía người được giúp nhưng những gì anh nhận lại được khiến ai đọc xong cũng phải giật mình:

Sau khi câu chuyện này được lan truyền, rất nhiều người đã tỏ ra bức xúc với thái độ vô ơn của cô gái. Họ cảm thấy, lòng tốt của chàng tri bị rẻ rúng và giá trị nhân văn của con người gần như đã mất hết khi nhận lòng tốt mà không có lấy một lời cảm ơn.

Trong xã hội vẫn luôn có những người tốt, sẵn sàng làm việc thiện. Nhưng theo thời gian, có vẻ như số lượng đó đang ngày một ít dần.

Đơn giản chỉ là họ cảm thấy do dự, ngại đụng chạm hay thậm chí là không ít người đang có suy nghĩ “chỉ có ngu mới đi làm người tốt…

Nickmane: P.N.Q.A. chia sẻ câu chuyện của mình: "Hầu như ngày nào mình cũng đi ngang chợ Đình (Bình Dương) vào giữa trưa và lần nào cũng gặp con bé đó. Nó chừng 3 tuổi, đen thui, hay đội cái nón lá lụp xụp, thường mặt cái quần jean lếch thếch và áo dài tay đứng ngay đèn xanh đèn đỏ. Hễ xe dừng, nó sẽ bước tới, nhe răng hoặc hếch mũi, chìa xấp vé số, tuyệt nhiên không lời mời. Nó chìa ra, người ta không mua cũng kệ, nó chẳng thèm nài nỉ, có khi nó chỉ lượn lờ ngó nghiêng hết xe này tới xe khác chứ không có ý định bán (Hic, mà cái tuổi của nó đã biết gì mà bán với buôn). Có người thương thì mua giúp vài tấm, còn hầu hết đều nhăn nhó vì cái nắng, và chép miệng vì cảm thương, chỉ có mình nó cười. Lần nào dừng, mình cũng cố tình ngó quanh xem có "thằng cha", "con mẹ" nào núp trong bóng mát gần đó mà quan sát không, để xem cái mặt đứa bất nhân đày ải con nít thế nào rồi sẽ đi báo công an, rồi sẽ... nhưng không thấy. Mình từng nghĩ hay ngoắc nó lại chở nó đến một trung tâm bảo trợ xã hội nào đó, nhưng rồi lại sợ vướng vào một mớ bòng bong, hay lại bị gán tội bắt cóc con nít. Hic, đôi khi tâm mình không vô nhưng sự hèn nhát thì có..."

Điều đó lý giải vì sao khi một người nào đó, lỡ gặp phải việc bất bình thì không phải ai cũng nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Thà họ đứng nhìn, mang tiếng vô cảm còn hơn nhảy vào giúp để vướng vào một mớ bòng bong.

GS.TS Lê Quang Hưng, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) từng phân tích rằng: Xã hội ngày nay “người khôn của khó”, chuyện sinh nhai trở nên khó khăn hơn cho tất cả mọi người. Để tồn tại, phát triển họ phải cạnh tranh, phải lươn lẹo, phải mánh khóe. Điều này gây cho con người sự mệt mỏi, ức chế, từ đó làm họ nóng nảy, khó tính và dần trở nên vô cảm, tàn nhẫn.

Ngay cả việc hỏi đường đi người ta cũng qui ra tiền, tính tiền theo từng phút thì thử hỏi của đưa tận tay thì làm sao mà không "cuỗm"?.

Thực tế, trong xã hội ngày nay, không thiếu những người tốt, những nghĩa cử, hành động đẹp nhưng bao trùm lên suy nghĩ của tất cả mọi người lại là sự nghi kỵ, nghi ngờ lẫn nhau. Điều đó thật nguy hiểm!.

Đôi khi, tâm không vô nhưng vì quá nhiều lần, thấy lòng tốt của mình bị lợi dụng, còn gây hại cho bản thân nên người ta đành từ bỏ nó để phù hợp với môi trường, hoàn cảnh họ đang sống.

Đã có người ngao ngán hỏi: "Cho hỏi lòng tốt con người bây giờ bao tiền vậy?". Phải chăng, chưa bao giờ lòng tốt trở nên xa xỉ với người Việt như bây giờ?.

Theo Baomoi

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang