Chỉ số cơ sở hạ tầng chất lượng toàn cầu 2020

author 19:47 26/04/2021

(VietQ.vn) - Việc thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng là một bước mang tính thực tiễn và tích cực để phát triển nền kinh tế phát triển mạnh như là nền tảng cho sự phồn vinh, sức khỏe con người.

Theo UNIDO, cơ sở hạ tầng chất lượng (QI) là một hệ thống đóng góp vào mục tiêu chính sách của Chính phủ trong các lĩnh vực bao gồm phát triển công nghiệp, cạnh tranh thương mại trong các thị trường toàn cầu, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an toàn thực phẩm, sức khỏe, thay đổi khí hậu và môi trường. Việc thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng là một bước mang tính thực tiễn và tích cực để phát triển nền kinh tế phát triển mạnh như là nền tảng cho sự phồn vinh, sức khỏe con người.

Cơ sở hạ tầng chất lượng thay thế cho từ viết tắt các chữ đầu MSTQ (Metrology, Standards, Testing and Quality) – đo lường, tiêu chuẩn, thử nghiệm và chất lượng với SQAM (Standards, Quality Assurance, Accrediation and Metrology) – tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, công nhận và đo lường.

Định nghĩa mới từ 2017 thể hiện sự mở rộng phạm vi của cơ sở hạ tầng chất lượng. Trong quá khứ, QI được đa phần nhìn nhận như một công cụ cho việc tạo thuận lợi cho thương mại. Ngày nay, sự hiểu biết về QI đã liên quan một cách mạnh mẽ đến sức khỏe, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng. QI nhắm đến việc đóng góp thành một văn hóa toàn diện về chất lượng và phúc lợi chung (Dr Ulrich Harmes – Liedtke and Juan José Otezia Di Matteo, GQII report, 2020).      

Trong xã hội hiện đại, dưới áp lực của một xã hội sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường, các nhà cầm quyền của các nước công nghiệp đã dần thắt chặt quy định về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp. Chính vì vậy, các cơ sở QI ngày càng được thách thức để sử dụng dịch vụ nhiều hơn một nền sản xuất thân thiện với môi trường. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và biến đổi khí hậu, các công ty tư nhân phấn đấu cho chất lượng và sức cạnh tranh là không đủ. Thách thử được đặt ra là cần thiết lập mô hình bền vững về mặt xã hội, sinh thái, kinh tế, điều này có nghĩa là các thể chế trong hệ thống QI cần điều chỉnh lại thông tin và hướng dẫn cũng như các dịch vụ hỗ trợ.

Chỉ số cơ sở chất lượng hạ tầng toàn cầu (GQII) là cơ sở dữ liệu và xếp hạng cho phép chuyên gia so sánh cơ sở hạ tầng chất lượng của các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, được hỗ trợ bởi PTB và tổ chức hợp tác phát triển Đức.

Theo báo cáo GQII 2020, các thành phần kỹ thuật của một hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia bao gồm: Tiêu chuẩn hóa, đo lường, công nhận và đánh giá sự phù hợp. Vì vậy, trong năm 2020, GQII đã xếp hạng cơ sở hạ tầng chất lượng của 184 quốc gia, Việt Nam xếp hạng thứ 54/184  dựa trên vị thế của mỗi nước theo 03 tiêu chí: Đo lường, Tiêu chuẩn, Công nhận bằng việc xây dựng một công thức mà tính toán mức độ phát triển tương đối của cơ sở hạ tầng chất lượng của một nền kinh tế, trong đó:

Thành phần đo lường bao gồm 05 tham số trong đó có trọng số bằng nhau: Tư cách thành viên của các tổ chức đo lường quốc tế và khu vực (BIPM, OIML hoặc AFRIMETS, APMP, COOMET, EURAMET, GULFMET, SIM); Tư cách thành viên trong các Ủy ban tư vấn CIPM; Phạm vi của các lĩnh vực về Khả năng hiệu chuẩn và đo lường (CMC); Số lượng so sánh chính và bổ sung; Số lượng phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được công nhận trong đất nước.

Thành phần tiêu chuẩn được cấu thành từ 03 tham số có trọng số bằng nhau: Tư cách thành viên trong các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC); Tham gia vào Ủy ban kỹ thuật ISO; Số lượng các công ty được chứng nhận về tiêu chuẩn quản lý. 

Thành phần công nhận gồm 05 tham số có tỉ trọng bằng nhau: Tư cách thành viên trong hoặc ký kết các tổ chức công nhận quốc tế và khu vực (ILAC và IAF hoặc AFRAC, APAC, ARAC, EA, IAAC, SADCA (MRA/MLA);  Phạm vi các chương trình công nhận được quốc tế công nhận; Số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận để chứng nhận sản phẩm (ISO 17065); Số lượng cơ quan đánh giá sự phù hợp được công nhận đối với hệ thống quản lý (ISO 17021); Số lượng cơ quan đánh giá sự phù hợp được công nhận đối với các phòng thử nghiệm (ISO 17025).

Hơn nữa, GQII thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu công khai dưới đây trong năm 2020 để tổng hợp tính toán xây dựng báo cáo nhằm đảm bảo sự minh bạch như sau: Về đo lường: KCDB & trang web của BIPM; Về tiêu chuẩn: Dữ liệu khảo sát ISO 2020 và trang web của IEC; Về công nhận: Dữ liệu từ 165 cơ quan công nhận trên toàn thế giới; trang web của IAF & ILAC.

Trong phiên họp trực tuyến về “Chỉ số cơ sở hạ tầng chất lượng toàn cầu” ngày 21/04/2021, PTB chỉ ra rằng thông qua nghiên cứu để tiến hành làm báo cáo GQII 2020, có mối tương quan mạnh mẽ giữa việc phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng và khả năng xuất khẩu của một đất nước.

Các nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu như Mỹ, Trung Quốc và Đức nằm trong nhóm đầu bảng xếp hạng QI như dự kiến. Như vậy, có thể nói, thông qua báo cáo GQII 2020, nó đã thuyết phục các nhà làm chính sách nên đầu tư nguồn lực vào cơ sở hạ tầng chất lượng. Hơn nữa, thông qua dữ liệu mà GQII cung cấp, các nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể tìm hiểu các khoản đầu tư vào QI cao nhưng tính năng động tương đối thấp liệu có được sử dụng hiệu quả hay không.

Cuộc họp cũng khuyến khích các nước phối hợp với tổ chức nghiên cứu để cung cấp thêm thông tin về QI của Quốc gia để xây dựng hồ sơ tóm tắt về QI. Hiện nay mới có 8 trên tổng số 184 nước có hồ sơ QI bao gồm: Brazil, Colombia, Kenya, India, Indonesia, Morocco, Sri Lanka và Ukraine.

Tuy nhiên, việc xếp hạng các nền kinh tế thông qua cấp độ tương đối của việc phát triển QI không đưa ra bất kỳ kết luận định tính trực tiếp “càng cao càng tốt”, mà quan trọng hơn cả, chúng ta cùng nhìn nhận tầm quan trọng của QI cũng như việc đầu tư hiệu quả vào QI để QI đóng góp cho ba trụ cột chính trong các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc: Con người - Thịnh vượng - Hành tinh. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết, người đọc có thể tham khảo tại địa chỉ trang web chính thức của GQII tại: https://gqii.org/.

Algeria tiếp tục cấm nhập khẩu 13 loại trái cây: Doanh nghiệp Việt có bị ảnh hưởng?(VietQ.vn) - 13 loại trái cây gồm cam, quýt, mơ, quả anh đào, quả đào, mận, nho, lê, táo, hạnh nhân, vả, lựu, sơn trà và mộc qua bị cấm nhập khẩu vào Algeria.

Ngọc Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang