Chiếc răng giả sớm nhất ở Tây Âu được phát hiện

author 10:56 28/05/2014

(VietQ.vn) - Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những dấu vết còn sót lại của một chiếc răng giả có thể là sớm nhất ở Tây Âu.

Chiếc răng giả xuất hiện đầu tiên ở Tây Âu được phát hiện sau khi các nhà khảo cổ khai quật hài cốt của một người phụ nữ.

Người phụ nữ được xác định khoảng từ 20 đến 30 tuổi và nguyên liệu để làm chiếc răng của bà có thể là từ gỗ và xương động vật.

Ngôi mộ được khai quật nằm trong tổ hợp bốn ngôi mộ cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.  

Bên trong ngôi mộ có rất nhiều cổ vật đặc trưng của nền văn hóa Celtic La Tene phát triển mạnh mẽ khắp miền Trung và Tây Âu thời điểm đó.

“Bộ hàm của người phụ nữ đã chết chỉ có 31 răng. Sau đó chúng tôi phát hiện ra một mẩu nhỏ có hình dạng như một chiếc răng và mẫu vật đó đã được đem đi xét nghiệm. Kết quả thật bất ngờ khi các báo cáo cho thấy đây có thể là chiếc răng thứ 32, một chiếc răng giả”, ông Seguin, nhà khảo cổ của tổ chức khảo cổ học Bordeaux cho biết.

răng giả sớm nhất ở Tây Âu

Nơi phát hiện ra chiếc răng giả có thể sớm nhất tại Tây Âu

Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã đặt ra giả thiết, liệu chiếc răng giả có phải là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của người phụ nữ hay không. 

Khả năng đó được xác định là rất cao khi mà với những cấy ghép nha khoa thông thường vào thời đó có thể gây ra nhiễm trùng máu và kết thúc cuộc sống của nạn nhân.

Trước đó, kỷ lục về chiếc răng giả sớm nhất thế giới với niên đại 5.500 năm đã được tìm thấy tại Ai Cập.

Tuy nhiên, hầu hết các cấy ghép lại được thực hiện trên người đã mất với mục đích khôi phục lại nguyên vẹn toàn bộ cơ thể khi người đó còn sống. Đây có thể là một nghi thức tâm linh vào thời điểm đó.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang