Chiêm ngưỡng ‘Nhà Trăm Cột’ toàn gỗ quý độc nhất ở miền Tây

authorHuyền Bùi 14:36 19/12/2017

(VietQ.vn) - Nhà Trăm Cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ mang phong cách "nhà rường" Huế đã có hơn 100 năm tuổi nằm ở bờ sông Vàm Cỏ Đông (Cần Đước, Long An), ngôi nhà mang phong cách kiến trúc kiểu Huế và sở hữu 120 cột bằng gỗ quý.

Theo Dân trí, chủ nhân của ngôi nhà ‘quý’ này là ông Trần Văn Hoa, là hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm Hội đồng quản hạt Chợ Lớn, vì thế tên gọi ban đầu là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả. chủ nhân hiện tại của ngôi nhà là bà Trần Thị Ngỏ (70 tuổi), cháu dâu đời thứ ba của ông Trần Văn Hoa.

chiem-nguong-nha-tram-cot-voi-hang-tram-cay-goc-quy-doc-nhat-o-mien-tay

 Nhà Trăm Cột mang phong cách "nhà rường" của Huế. Ảnh: Dân trí

Ngôi nhà này được khởi công vào năm 1901, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên - làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun...

chiem-nguong-nha-tram-cot-voi-hang-tram-cay-goc-quy-doc-nhat-o-mien-tay

 Ngôi nhà được chạm khắc trang trí chủ yếu bằng các loại gôc quý như cẩm lai, mun. Ảnh: Dân trí

Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2, chính diện quay về hướng Tây Bắc. Nhà làm bằng các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật; mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ, Nhà Trăm Cột có kiểu chữ “Quốc”, 3 gian, 2 chái.

chiem-nguong-nha-tram-cot-voi-hang-tram-cay-goc-quy-doc-nhat-o-mien-tay
Từ nền nhà đến cánh cửa được thiết kế rất công phu. Ảnh: Dân trí

Nhà có 120 cột trong đó có 68 cột chính và 52 cột vuông nhó phụ trợ. Các vật dụng trong nhà đều là những đồ quý và có tuổi thọ trên trăm năm. Trong đó, quý giá nhất là bộ trường kỉ đặt ở giữa nhà để tiếp khách. 

chiem-nguong-nha-tram-cot-voi-hang-tram-cay-goc-quy-doc-nhat-o-mien-tay
 Các vât dụng trong nhà đều quý giá, quý nhất là bộ trường kỉ đặt giữa nhà. Ảnh: Dân trí

Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản... đều được chạm khác tỉ mỉ, công phu mang các đề tài cổ điển như "tứ linh (long -lân - quy - phụng)", "tứ tiết (mai - lan - cúc - trúc)", các mô típ thể hiện Phúc – Lộc – Thọ...

Ngoài ra, trong công trình thập kỉ này còn một khu nhà dùng để bố trí phòng ngủ và vật dụng sinh hoạt của gia đình. Phần sau là hai dãy nhà bếp với một sân trong của ngôi nhà.

UNESCO trao bằng ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể cho 'Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ'của người ViệtPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đây là niềm tự hào của Nam Định cũng như các địa phương đã cùng gìn giữ bảo tồn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ và của cả VN.

Công trình này được công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia năm 1997.

Trấn Minh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang