Khám phá sức mạnh trường tồn của chiến đấu cơ Su-24 Nga

author 06:23 07/06/2015

(VietQ.vn) - Chiến đấu cơ Su-24 của Nga mặc dù đã cũ nhưng các phiên bản máy bay chiến đấu thuộc dòng này vẫn chứng tỏ được sức mạnh "quái vật" trường tồn khi chúng được trang bị các hệ thống tân tiến nhất.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Chiến đấu cơ Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay, ghi nhận trên báo Kiến Thức.

Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tăng tốc cao nhất ở độ cao thấp.

Chiến đấu cơ Su-24 của Nga được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến nhất

Chiến đấu cơ Su-24 của Nga được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến nhất

Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp. Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.

Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

Sức mạnh của chiến đấu cơ Su-24 của Nga khiến Hải quân Mỹ cũng phải kiêng dè

Sức mạnh của chiến đấu cơ Su-24 của Nga khiến Hải quân Mỹ và Canada cũng phải kiêng dè

Theo báo Đất Việt, các chuyên gia Nga cho biết, máy bay Nga được trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử (Electronic Warfare - EW) tân tiến nhất, do vậy khi hoạt động trên bầu trời, theo đúng khoảng cách, đúng luật hàng không quy định, nó đã làm nhiễu các thiết bị điện tử của tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ trên biển Đen. Thủy thủ chỉ có thể nhìn thấy máy bay trên bầu trời bằng mắt thường, còn trên màn hình radar thì không có một chút tín hiệu cảnh báo gì.

Hệ thống phòng thủ không gian và phòng thủ tên lửa siêu đẳng "Aegis" trên tàu khu trục Mỹ, được cho biết là “lá chắn thần” đã bất lực trước sức mạnh này của chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Xét theo logic, tàu hộ vệ FFH-333 HMCS Toronto của Canada cũng gặp chuyện tương tự, bởi nó có tính năng yếu kém hơn khu trục hạm Aegis của Mỹ nhiều lần.

Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Nga Alexander Khramchikhin phân tích: “Rất có khả năng chiếc Su-24 Fencer-E đã vô hiệu hóa hệ thống radar mảng pha điện tử 3D siêu hạng AN/SPY-1D(V) của hệ thống ‘Aegis’ trên chiến hạm Mỹ, với sự hỗ trợ của hệ thống chiến tranh điện tử tiên tiến (EW).

Thùy Nguyễn (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang