Vũ khí ‘lá chắn thần’ bảo vệ Mỹ có thể diệt gọn 20 tên lửa đối thủ cùng lúc

author 19:30 19/08/2017

(VietQ.vn) - Chiến hạm USS Arleigh Burke là tổ hợp tác chiến hiện đại và phức tạp nhất thế giới có khả năng bắn hạ khoảng 15-20 tên lửa đối phương cùng lúc.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Lịch sử ra đời của chiến hạm USS Arleigh Burke

Vào thập niên 1980, hải quân Mỹ muốn tạo ra một loại tàu chiến kết hợp những kỹ thuật tiên tiến nhất, có khả năng tàng hình trước radar và cảm biến của đối phương, đồng thời cung cấp khả năng phòng thủ chống máy bay, tên lửa hành trình và tàu ngầm tấn công của Liên Xô. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ hộ tống nhóm tác chiến tàu sân bay trên những vùng đại dương cách xa căn cứ hải quân và không quân Mỹ.

Với các nhu cầu đó, hải quân Mỹ năm 1985 ký hợp đồng trị giá 321,9 triệu USD với nhà máy đóng tàu Bath Iron Work để chế tạo chiếc tàu đầu tiên thuộC lớp này mang tên USS Arleigh Burke (DDG-51).

Chiến hạm USS Arleigh Burke Mỹ. Ảnh: VnExpress

Chiến hạm USS Arleigh Burke Mỹ. Ảnh: VnExpress

Chiến hạm USS Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) đầu tiên của Mỹ được chế tạo trên nền tảng hệ thống chiến đấu Aegis. Vũ khí này là nền tảng để các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển lực lượng tàu chiến mặt nước chủ lực.

Hải quân Mỹ lên kế hoạch đóng mới tổng cộng 76 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Từ năm 1988 đến nay, đã có 66 chiếc được hoàn thành, 62 tàu trong số đó được biên chế cho các đơn vị của hải quân Mỹ. Hiện nhà máy Ingalls Shipbuilding và Bath Iron Works đang tiếp tục đóng mới ba tàu và hoàn thiện 4 tàu để chuẩn bị bàn giao cho hải quân Mỹ. Sự kết hợp của những tàu khu trục này tạo nên "lá chắn thần" bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

Chiến hạm USS Arleigh Burke lớn nhất trong lịch sử chế tạo

Chiến hạm USS Arleigh Burke nằm trong số các khu trục hạm lớn nhất từng được Mỹ chế tạo, cho tới khi siêu tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt ra đời. Chúng được thiết kế để trở thành chiến hạm đa năng, đáp ứng vai trò tác chiến phòng không (AAW), chống ngầm (ASW) và chống tàu mặt nước (ASuW).

Tên lửa MANPADS: Vũ khí 'kẻ hủy diệt' đáng sợ nhất của trực thăng(VietQ.vn) - Tên lửa MANPADS là vũ khí quân sự hiệu quả nhất của Nga để đối phó với máy bay, đặc biệt là máy bay trực thăng một cách cực kỳ hiệu quả và chính xác gần như tuyệt đối.

Việc trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, tên lửa đánh chặn SM-2/3 và hệ thống phòng thủ Aegis biến tàu khu trục lớp Arleigh Burke thành tổ hợp chống tên lửa đạn đạo và diệt vệ tinh hiệu quả nhất trong biên chế hải quân Mỹ.

Ngoài khả năng phòng không và tấn công mặt đất, những chiếc Arleigh Burke còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt là tác chiến chống ngầm. Chúng được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-53C gắn trên thân và sonar kéo AN/SQR-19 sau tàu để phát hiện tàu ngầm từ phía đuôi. Mỗi tàu có hai cụm ống phóng ngư lôi chống ngầm Mark 32 với 6 quả đạn.

Chiến hạm USS Arleigh Burke sở hữu hệ thống vũ khí uy lực

Để cận chiến, chiến hạm Arleigh Burke được trang bị một hải pháo Mark 45 cỡ nòng 127 mm phía mũi với tầm bắn 21 km và cơ số đạn 600 viên. Các tàu còn được trang bị vũ khí hạng nhẹ để đối phó các mối đe dọa nhỏ, như hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm và pháo tự động M242 Bushmaster 25 mm.

Arleigh Burke là lớp khu trục hạm đầu tiên được Mỹ trang bị hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với các thiết bị dò tìm, định vị hiện đại. Kèm theo đó, lớp chiến hạm này còn được trang bị các hệ thống điều khiển điện tử, liên lạc và kết nối tối tân.

Đặc biệt, tàu lớp USS Arleigh Burke có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 ống phóng, hệ thống còn lại gồm 64 ống nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

Chiến hạm USS Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG). Ảnh: Thanh niên

Chiến hạm USS Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG). Ảnh: Thanh niên 

Ngoài ra, chiến hạm lớp Arleigh Burke còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến/phòng không Phalanx CIWS và hai pháo cỡ nòng 20 mm. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.

Với số khí tài hùng hậu trên, tàu khu trục lớp Arleigh Burke đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất.

Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống tàu ngầm… Trong đó, các tên lửa chống tên lửa (tên lửa đánh chặn) giúp tàu này sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang