Chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 25/12/2016

authorHòa Dương 06:17 25/12/2016

(VietQ.vn) - Chiến sự Syria mới nhất hôm nay: "Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng"; "Sau giải phóng, Aleppo vẫn chưa im tiếng súng:...

Sự kiện: Cập nhật tình hình Syria mới nhất

Sau giải phóng, Aleppo vẫn chưa im tiếng súng

Theo những tin tức mới nhất về chiến sự Syria mới nhất hôm nay trên báo VOV, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, có 6 người thiệt mạng trong các vụ pháo kích và không kích ngày 23/12 ở Aleppo.

Reuters đưa tin, ngày 23/12, phiến quân nổi dậy Syria đã nã pháo trở lại vào một số địa điểm ở Aleppo trong khi các cuộc không kích quanh thành phố này cũng được nối lại.

Những diễn biến này xảy ra sau khi Tổng thống Syria Bashar Al-Assad và các đồng minh cho biết, “quân nổi dậy đã rút khỏi thành phố, mở đường hướng tới một giải pháp chính trị cho đất nước vốn đã bị chiến tranh tàn phá gần 6 năm qua.

 Chiến sự Syria: Sau giải phóng, Aleppo vẫn chưa im tiếng súng

 Chiến sự Syria: Sau giải phóng, Aleppo vẫn chưa im tiếng súng

Các vụ pháo kích của lực lượng nổi dậy ngày 23/12 chủ yếu nhằm vào những vị trí do quân đội kiểm soát kể từ khi cuộc xung đột nổ ra hồi năm 2011. Đây là những khu vực phải hứng chịu ít thiệt hại hơn so với khu vực phía Đông thành phố Aleppo.

Cũng theo SOHR, các cuộc không kích đã diễn ra ở một số địa điểm ở phía Tây và Tây Nam của Aleppo – khu vực vốn đã không phải hứng chịu đợt không kích nào trong suốt hơn 1 tuần qua. SOHR hiện chưa nắm được thông tin về thiệt hại về người sau các đợt không kích.

Trước đó, hôm 22/12, quân đội Syria tuyên bố đã giải phóng khu vực phía Đông thành phố Aleppo, miền Bắc Syria khi các nhóm quân nổi dậy cuối cùng đã rời khỏi thành phố, giúp chính phủ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Aleppo.

Việc chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát Aleppo là một bước ngoặt quan trọng đối với cuộc nội chiến Syria, có thể dẫn đến những tác động chính trị vô cùng to lớn tại quốc gia này. Đây có thể được coi là một chiến thắng quan trọng đối với Tổng thống Bashar al-Assad và cũng là một đòn chí mạng giáng vào lực lượng đối lập Syria.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/12, điện Kremlin thông báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, thảo luận về tương lai của quốc gia Trung Đông này. 

Trong cuộc điện đàm, ông Putin chúc mừng người đồng cấp Syria giành lại quyền kiểm soát thành phố Aleppo, đồng thời nhấn mạnh, đã đến lúc cần tập trung vào nỗ lực đạt được thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Về phần mình, ông Assad đã cảm ơn sự giúp đỡ của Tổng thống Putin, khẳng định chiến thắng này đã mở cánh cửa cho một tiến trình chính trị ở Syria.

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Theo những tin tức mới nhất về chiến sự Syria mới nhất hôm nay trên báo Vietnamnet, chỉ khi những người tham chiến nhìn thấy tương lai sau cuộc chiến, hiệp ước ngừng bắn mới có thể tiến triển. Không ai muốn trở thành người cuối cùng phải tử trận khi tương lai đã rõ ràng.

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Chiến sự Syria:  Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng

Chiến sự Syria:  Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng

Cho đến khi những quy tắc căn bản đó được hình thành, cuộc chiến sẽ không bao giờ thật sự chấm dứt. Việc ngừng bắn chỉ có tác dụng tốt nhất – và kéo dài nhất – khi những người tham chiến thật sự hiểu rằng một tập hợp những quy tắc được đồng thuận bởi cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn sẽ là nền tảng định hình cho tương lai quốc gia họ.

Cuộc chiến Syria không phải là chưa có tiền lệ trong khu vực. Cuộc nội chiến Lebanon (Li-băng) thậm chí còn dai dẳng hơn: từ năm 1975 đến 1990, gây nên lượng thương vong và người tị nạn tương tự cuộc chiến Syria, và khi mọi thứ kết thúc, có thể là số hiệp ước ngừng bắn bất thành bằng nhau. Cuộc nội chiến Syria thậm chí còn chưa dài bằng một nửa cuộc chiến khủng khiếp kia; và những người tham chiến cũng không có dấu hiệu mệt mỏi vì nó.

Cộng đồng quốc tế có lẽ sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến Syria nhiều hơn cuộc nội chiến Lebanon vì ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn của nó. Làn sóng người tị nạn ban đầu được kiềm chế trong khu vực lân cận, đặc biệt là Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, hay thậm chí là Iraq. Nhưng không lâu sau, những người tị nạn bắt đầu tháo chạy qua Châu Âu và những nơi khác, gây nên những bất ổn chính trị ở các nước nằm ngoài vùng xung đột. Việc nhóm người tị nạn đông đúc vượt qua biên giới của nước Châu Âu này tới nước Châu Âu khác nhanh chóng trở thành phép ẩn dụ cho cái khiến rất nhiều người Châu Âu giận dữ ở thời đại toàn cầu hóa này.

Việc thiếu đồng thuận quốc tế về Syria, phản ánh qua việc các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thể nhất trí về phương án kế tiếp, đã khiến tình trạng Syria trở nên xấu đi. Liên tục được các nước Trung Đông bổ sung lực lượng tham chiến (những nước có vẻ không có niềm tin vào hệ thống quốc tế), và với sự tham chiến trực tiếp của Nga, cuộc khủng hoảng đã trở nên nóng bỏng.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry và người đồng cấp Sergey Lavrov của Nga tính đến thời điểm này đã thất bại trong việc tìm kiếp bất cứ phương án khả thi nào nhằm chấm dứt cuộc chiến.

Người ta mong chờ ngày mà Kerry và Lavrov bước ra khỏi phòng đàm phán để thông báo với thế giới rằng họ đã tán thành với nhau về một nhóm các quy tắc sẽ định hướng cho tương lai của Syria và sẽ hành động để đạt được đồng thuận với các thành viên khác của cộng đồng quốc tế và với chính những người tham chiến. Chỉ khi những người tham chiến nhìn thấy tương lai sau cuộc chiến, hiệp ước ngừng bắn mới có thể tiến triển. Không ai muốn trở thành người cuối cùng phải tử trận khi tương lai đã rõ ràng.

Ở Mosul, tình trạng xung đột không phải là một cuộc nội chiến. Không giống ở Syria, nơi những người tham chiến phải có sự đánh đổi, ở Mosul, cuộc chiến chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) là một cuộc chiến mang tính chất xóa sổ. Và, trái ngược với cuộc tấn công của người Nga và Syria ở Aleppo, những người Ả-rập ở Iraq, người Kurd và các cố vấn người Mỹ có lẽ đã làm việc trong nhiều tháng để dự đoán các vấn đề và để đảm bảo thành công trước khi cuộc chiến bắt đầu.

Nhưng rõ ràng có nhiều thứ đáng giá đang gặp nguy hiểm trong chiến dịch Mosul bên cạnh việc tiêu diệt ISIS. Tùy vào cách mà nó kết thúc, chúng ta sẽ biết liệu Iraq sẽ trở thành một quốc gia (thống nhất) đa giáo phái hay một tập hợp các nhóm giáo phái và các vùng lãnh thổ sắc tộc biệt lập nhau. Người Sunni có vẻ không muốn tham gia chính quyền ở Baghdad vốn bị chi phối bởi người Shia chiếm đa số, mặc dù quân đội Iraq (cùng với người Kurd) đang đóng vai trò lớn nhất trong trận chiến chống lại ISIS.

Như thể sự chia rẽ giữa người Sunni và người Shia trong Iraq còn chưa đủ phức tạp, một vết rạn nứt sâu sắc và rắc rối hơn đã xuất hiện – đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ loay hoay với bản sắc của mình cũng như với đường biên giới bị áp đặt từ bên ngoài của nó.

Tuyên bố cực kỳ tai hại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng đất nước của ông vẫn chưa chấp nhận đường biên giới phía Nam với tỉnh Ninewa của Iraq đã tồn tại 100 năm nay đã làm phức tạp hóa khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò trong quá tình hàn gắn của Iraq. Người Ả-rập vẫn luôn nghi ngờ sâu sắc rằng người Thổ muốn nhiều hơn ngoài việc bảo vệ cộng đồng người Thổ thiểu sổ và người Ả-rập Sunni trong cuộc xung đột này. Giờ đây, Erdogan đã xác nhận những nghi ngờ này, và điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội để bạo lực gia tăng ở Iraq.

Cách mà cuộc chiến ở Aleppo và Mosul kết thúc sẽ góp phần làm rõ những công việc tiếp theo. Nhưng cho tới lúc Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, và những nước khác (Châu Âu) có thể cùng nhau tạo ra một nhóm các quy tắc để hướng khu vực tới hòa bình, sợ rằng những tiếng súng vẫn sẽ tiếp diễn.

Giáng sinh 2016: Muôn kiểu biến hình độc đáo của ông già Noel(VietQ.vn) - Hình ảnh ông già Noel không đơn giản là cưỡi trên xe tuần lộc mà ông già Noel thời hiện đại luôn xuất hiện 1 cách độc đáo khiến bạn phải giật mình.

Chàng trai Syria tị nạn đỗ thủ khoa đại học Úc

Theo những tin tức mới nhất về chiến sự Syria mới nhất hôm nay trên báo Thanh niên, cuộc chiến Syria đã buộc Saad Al-Kassab phải rời bỏ quê hương và đến tị nạn ở Úc. Chỉ trong vòng 2 năm, cậu không những đọc thông viết thạo tiếng Anh mà còn thành thủ khoa đầu vào một trường đại học của Úc.

Saad Al-Kassab, 19 tuổi, đến Úc vào năm 2014. Cậu học tiếng Anh bằng cách xem chương trình Question Time của Quốc hội Úc. Chỉ trong vòng 2 năm, cậu đã đạt được số điểm ATAR cao khó tin là 96,65 và trở thành thủ khoa đầu vào của Đại học Monash ở Melbourne, theo Daily Mail.

Kể về những ngày sống ở Syria, Saad cho biết tiếng đạn cối hằng đêm đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí cậu. Lúc Saad được 14 tuổi, người anh trai Omar đã bị bắn vào lưng khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa, bị bắt và tra tấn ở thành phố Homs, Syria.

 Chiến sự Syria: Chàng trai Syria tị nạn đỗ thủ khoa đại học Úc

 Chiến sự Syria: Chàng trai Syria tị nạn đỗ thủ khoa đại học Úc

Để trốn cảnh loạn lạc, gia đình Saad gồm 6 người đã quyết định chạy đến Ai Cập, sau đó đến Úc nương tựa một người chú ruột vào năm 2014. Chú Saad đã sống ở Úc được 30 năm.

Sau bao nhiêu cố gắng, vào một buối sáng thứ hai, Saad đã nhận được tin vui khi biết mình đậu thủ khoa một trường đại học có tiếng ở thành phố Melbourne. Hồi tưởng lại lúc mới đến Úc, Saad kể về những khó khăn của mình khi không biết một chữ tiếng Anh nào.

Saad và các anh em bắt đầu học tiếng Anh qua chương trình Question Time của Quốc hội liên bang Úc. Các cuộc tranh luận ở quốc hội sử dụng kiểu diễn đạt thuyết phục, tốc độ chậm và có điểm nhấn, Saad cho biết.

Do lớn lên ở Syria nên những cuộc tranh luận tự do của Quốc hội Úc thu hút mạnh mẽ Saad. Cậu say sưa tìm hiểu cách hệ thống dân chủ Úc vận hành và cứ như thế khả tiếng Anh tốt lên từng ngày.

Vượt qua mọi khó khăn, cậu đã học tập chăm chỉ trong hàng năm trời với mục tiêu đạt đươc 98 điểm ATAR. Đây là tiêu chí quan trọng để tuyển sinh vào các trường đại học Úc.

Kết quả Saad được 96,65. Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng nó cũng giúp cậu trở thành thủ khoa Đại học Monash. Trường đã cấp học bổng để cậu thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ.
 
Hòa Dương (T/h)
 
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang