Chinh phục mọi ‘mặt trận’ bằng việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

author 07:05 13/09/2020

(VietQ.vn) - Việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố “cốt lõi” để các doanh nghiệp Việt và sản phẩm Việt có thể chinh phục được thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ngày 21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Chương trình 712), đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thúc đẩy năng suất chất lượng tại Việt Nam.

 TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trước hết phải khẳng định năng suất và chất lượng sản phẩm là “cốt lõi” của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển, là cái “gốc” của giá trị mang lại cho doanh nghiệp và quốc gia. Năng suất là biểu hiện tập trung của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chương trình 712 đã đáp ứng “đúng” và “trúng” yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là giai đoạn 10 năm vừa qua chứng kiến bước chuyển mạnh mẽ cả về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của khu vực doanh nghiệp và tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta.

Đặt trong bối cảnh năng suất lao động bình quân của chúng ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc ban hành một chương trình riêng biệt với tầm nhìn 10 năm như vừa qua là nước đi đúng đắn trong quá trình kết hợp các yếu tố vừa có tính định hướng vừa hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp duy trì và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nói về thực trạng doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề năng suất chất lượng, ông Lộc cho rằng nhiều năm qua, Việt Nam cạnh tranh chủ yếu dựa trên giá lao động rẻ và chi phí nguyên liệu thấp (yếu tố cơ bản). Đây là yếu tố dẫn dắt năng lực cạnh tranh sơ khai và ít quan trọng nhất. Việc dựa dẫm vào lợi thế lao động giá rẻ và chi phí thấp trong một thời gian dài đã khiến các doanh nghiệp lơ là trong việc nâng cao khả năng hoạch định chiến lược, trình độ quản trị, đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện tay nghề lao động và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến kết cục là năng suất của lao động Việt Nam không thu hẹp được khoảng cách so với các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, những lợi thế cạnh tranh truyền thống nói trên đang dần biến mất thì vấn đề năng suất thấp sẽ là một cản trở lớn đối với việc thu hút đầu tư, hội nhập quốc tế và chúng ta sẽ không thể tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, tăng năng suất cần phải trở thành động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Ảnh minh họa.

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội thị trường xuất khẩu quy mô lớn và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng đặt ra những thách thức về khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt, không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước. Chính vì thế, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi để các doanh nghiệp Việt và sản phẩm Việt có thể chinh phục được thị trường.

Bởi vậy, với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư, ông Lộc cho biết VCCI luôn có nhiều hoạt động để hỗ trợ nâng cao năng suất của nền kinh tế nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung. Đơn cử, VCCI đang được giao thực hiện Đề án cải thiện năng suất của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2020 – 2030. Đặc biệt, Chủ tịch VCCI đã được Hội đồng Lý luận Trung ương giao chủ trì đề tài cấp nhà nước “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra những giải pháp mang tính chất căn cơ nhằm cải thiện năng suất của Việt Nam, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu từ báo cáo đã cho thấy một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất là việc thực hiện Phong trào năng suất quốc gia. Từ các kết quả nghiên cứu này, VCCI đã có công văn đề xuất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào năng suất quốc gia ở Việt Nam và tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”, ngày 7/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động phong trào năng suất quốc gia ở Việt Nam. Trong Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 04/2/2020 về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia, Thủ tướng cũng đã giao cho VCCI chủ trì phát động và triển khai phong trào năng suất quốc gia trong cộng đồng doanh nghiệp.

Thực hiện nhiệm vụ này, VCCI đã và sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình nhằm tuyên truyền và thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức về phong trào năng suất trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động áp dụng các phương pháp cải tiến năng suất tại doanh nghiệp, nâng cấp quản trị và trình độ công nghệ và đặc biệt là thực hiện quá trình chuyển đổi số, từ đó nâng cao năng suất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tăng năng suất, chất lượng nhờ đổi mới công nghệTrong khó khăn chung của ngành Cơ khí, Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công (DISOCO) vẫn đứng vững và phát triển bền vững nhờ làm tốt công tác sản xuất an toàn, đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và vận hành hiệu quả.

 Lê Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang