Cho con nghịch pin đồ chơi có ngày mất mạng vì nhiễm độc chì

author 06:25 29/09/2016

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia, pin đồ chơi thường được bọc bằng kẽm, nhưng nếu trẻ ngậm mút lâu ngày hoặc làm sứt quả pin cũng sẽ có nguy cơ nhiễm độc chì.

Những viên pin khuy nhỏ vô cùng nguy hiểm với con trẻ

Những viên pin khuy nhỏ vô cùng nguy hiểm với con trẻ. Ảnh minh họa

Một cái chết gần đây nhất liên quan đến pin là cô bé Brianna Florer, 2 tuổi, sống ở bang Oklahoma, Mỹ. Theo đó, Brianna đã bị ốm trong vài ngày sau lễ Giáng sinh, bé bị sốt và nôn. Kent Vice, ông em, cho biết cháu gái mình đã có một “Giáng sinh hoàn hảo”, nhưng đến tối ngày hôm sau, Brianna bắt đầu nôn ra máu và da trở nên “xanh tái”, thông tin trên Dân trí.

Hoảng hốt, cha mẹ em gọi xe cấp cứu đưa Brianna tới bệnh viện INTEGRIS Grove ở Grove, Oklahoma. Tại đây, các bác sĩ đã chụp X-quang cho Brianna và phát hiện viên pin cúc áo, loại pin có hình dạng tựa như chiếc khuy áo, thường được dùng trong nhiều loại thiết bị như đồng hồ đeo tay, máy tính bỏ túi và máy trợ thính v.v... Brianna nhanh chóng được chuyển tới Bệnh viện Saint Frances ở Tulsa để phẫu thuật. Các bác sĩ đã mổ cho con bé trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ, nhưng không thể cầm được máu nên cô bé đã qua đời.

Còn tại Việt Nam, trước đó một trường hợp hy hữu cũng xảy ra với một cậu bé 8 tuổi (Hà Nội). Trong lúc chơi ô tô bé T táy máy cạy cục pin nhét vào mũi. Mặc dù đã được người nhà rút pin ra khỏi mũi, lau rửa mặt nhưng sau đó, T có triệu chứng chảy rất nhiều nước mũi, sốt, rối loạn tiêu hoá, nôn. Ngay sau đó, T được bố mẹ đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ kết luận T đã bị hoại tử khoang mũi do bị nhiễm độc chì.

Một trường hợp tương tự xảy ra nhưng nguy hiểm hơn với một cô bé ở Ninh Thuận. Trước đó, bé Linh phải nhập Bệnh viện Mắt TPHCM trong tình trạng cụt đốt một số ngón tay, rách giác mạc, vỡ nhãn cầu, dị vật nội nhãn và đục thủy tinh thể mắt phải do pin điều khiển ô tô đồ chơi phát nổ trong lúc cô bé táy máy chơi.

Bé dễ mang dị tật vì nuốt phải đồ chơi tí hon(VietQ.vn) - Để trẻ nuốt phải đồ chơi, nhiều người lớn còn dùng tay móc lôi dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn khiến trẻ tử vong nhanh chóng.

Nhiễm chì nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia, bình thường vỏ ngoài của quả pin thường được bọc bằng kẽm, nhưng nếu trẻ ngậm mút lâu ngày hoặc nhằn sứt quả pin cũng dễ có nguy cơ nhiễm độc chì trong pin. Nếu như chì được chuyển hóa vào cơ thể sẽ có tác hại khủng khiếp đó là thay thế dần canxi trong xương, cơ thể mềm nhũn, da lở loét và trẻ em rất chậm biết đi.

Đáng sợ hơn, nếu nồng độ của chì và Cd cao hơn cho phép trong đồ chơi trẻ em được chuyển hóa vào cơ thể có thể sẽ khiến trẻ chậm biết đi do bị nhiễm độc chì.

Khi bị nhiễm chì vào cơ thể thì cực kỳ nguy hiểm. Biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc chì là gây rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy, biếng ăn, hay đau bụng từng cơn dữ dội kéo dài từ vài ngày đến vài giờ. Trẻ trông xanh xao hay mệt do thiếu máu. Trường hợp nặng sẽ gây suy thận, viêm cơ tim. Lâu ngày, chì gây tổn thương não khiến trẻ dễ bị kích thích, co giật, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh diễn tiến rất nặng và tái đi tái lại do thời gian để loại chì ra khỏi cơ thể rất lâu. Thời gian để loại chì ra khỏi thận là 7 năm và ra khỏi xương là 32 năm.

Cha mẹ tuyệt đối lưu ý

Như Chất Lượng Việt Nam đã đưa tin, để con bạn không rơi vào hoàn cảnh như 3 trường hợp trên cha mẹ hãy luôn chú ý để các đồ vật như quả bóng, thuốc viên, tăm, dao cạo, ghim, cúc áo và tiền xu khỏi tầm với của trẻ.

Cha mẹ không nên cho con trẻ chơi những đồ vật nhỏ dễ đưa vào miệng

Cha mẹ không nên cho con trẻ chơi những đồ vật nhỏ dễ đưa vào miệng. Ảnh minh họa 

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo việc một số đồ chơi trôi nổi có chứa chì, các hóa chất độc hại từ chất liệu nhựa, nước sơn. Chúng sẽ đặc biệt nguy hiểm với những em bé có thói quen ngậm đồ chơi.

Để phòng tránh hiểm họa từ đồ chơi, tốt nhất phụ huynh nên chọn cho trẻ đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng, không cho trẻ chơi với những dụng cụ sinh hoạt gia đình có nhiều chi tiết nhỏ; riêng đồ chơi dùng pin thì nên chọn loại có hộc pin được gắn chặt bằng vít. Bên cạnh đó, trước khi cho trẻ chơi một đồ chơi mới, cha mẹ hãy kiểm tra độ tuổi được khuyến nghị trên nhãn.

Cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra tất cả những đồ chơi trong nhà bạn để tìm những mảnh vỡ. Đồ chơi bị hỏng phải được vứt bỏ ngay vì những mảnh vỡ có thể rơi ra. Nhiều đồ chơi được thiết kế cho trẻ lớn tuổi hơn chứa những bộ phận nhỏ, đồ chơi của anh chị cũng phải được để ngoài tầm với của trẻ dưới 3 tuổi.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang