Chớ nên dùng lò vi sóng kẻo gặp họa nếu chưa 'thuộc lòng' những điều này!

authorThanh Nhàn 09:21 25/05/2018

(VietQ.vn) - Có vài điều mà những người dùng lò vi sóng phải ghi nhớ một số nguyên tắc sau nếu không muốn bị nhiễm vi khuẩn, ngộ độc và nguy cơ cháy nổ rình rập.

Không nên cho cơm hộp vào lò vi sóng

Trong cuộc sống hiện đại, cơm hộp là món ăn rất thông dụng, nhất là với giới văn phòng. Cùng với đó là thói quen cho cả hộp cơm vào lò vi sóng để hâm nóng, bao gồm cả hộp xốp, thìa nhựa và thức ăn mà không biết hành động đó là vô cùng độc hại và nguy hiểm.

Các chuyên gia khuyến cáo không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, hộp nhựa, các hộp xốp, bao giấy nâu để cho vào lò vi sóng. Vì chất syrofom có trong các loại đồ hộp này, vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò. Ngoài ra, các loại hộp bằng kim loại cũng được cảnh báo là không được sử dụng trong lò vi sóng vì có thể gây phóng điện từ nguồn và gây nổ.

Điều nên làm là đổ thức ăn ra đĩa thủy tinh, gốm, sứ hay các sản phẩm dành riêng cho lò vi sóng để hâm nóng. Những chất liệu này vừa an toàn, vừa giúp thức ăn mau được đun nóng vì sóng vi ba có thể đi qua chúng để làm nóng thực phẩm dễ dàng. Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.

Nguy cơ nhiễm bệnh, ngộ độc vì thói quen sử dụng lò vi sóng hàng ngày

Cho hộp xốp, nhựa dẻo, đồ kim loại vào lò vi sóng là rất độc hại. Ảnh minh họa

Không nên để thực phẩm vẫn còn nguyên miếng, vỏ dày cho vào lò vi sóng để hâm chín

Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài, tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài. Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong.

Những thực phẩm có vỏ dày như táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Các loại thịt dày như thịt bò, thịt lợn, gà cần phải được thái hoặc khía thớ mỏng để đảm bảo thực phẩm có thể chín hoàn toàn, loại bỏ vi khuẩn sống bên trong thịt tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và ngộ độc.

Các loại trái cây, trứng nguyên vỏ, hạt tiêu hay thực phẩm đóng hộp đều không nên cho vào lò vi sóng, chúng sẽ làm giảm chất lượng hoặc nổ. Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.

Không nên rã đông thực phẩm trong lò vi sóng

Nhiều người có thói quen rã đông một lượng lớn thực phẩm trong lò vi sóng, nhưng khi dùng lại không sử dụng hết và đem cất vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Đây là hành động sai lầm vì thực phẩm sau khi được rã đông cần nấu ngay. Nếu bạn bỏ lại vào ngăn đá, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm sau đó chế biến cũng không còn ngon nữa.

Nguy cơ nhiễm bệnh, ngộ độc vì thói quen sử dụng lò vi sóng hàng ngày

 Đừng bao giờ cho trứng cả quả, cho gà cả con vào lò vi sóng. Ảnh minh họa

Không nên hâm nóng nấm trong lò vi sóng

Nấm là một trong những loại thực phẩm không nên hâm nóng. Những dưỡng chất trong nấm có thể gây khó chịu cho dạ dày khi hâm nóng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng hết lượng nấm ngay sau khi nấu chín. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể phát triển trên nấm nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng.

Không nên hâm thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây ung thư

Hầu hết các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khi được hâm nóng quá mức ở mức nhiệt cao sẽ sản sinh khí độc và các chất gây ung thư nguy hiểm làm ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn không nên hâm nóng thức ăn nhiều dầu mỡ trong lò vi sóng vì chúng có thể bị cháy xém độc hại.

Không nên chạy lò vi sóng khi bên trong không có thực phẩm 

Ngoài ra, để tránh những mối nguy hiểm về cháy nổ, người dùng không nên chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào. Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.

Co giật, méo miệng nếu trong khẩu phần ăn thường xuyên thiếu canxi(VietQ.vn) - Canxi là thành phần quan trọng của cơ thể để phát triển hệ thống xương, răng, lông tóc... nhưng lại chưa bao giờ được chú trọng trong khẩu phần ăn của người Việt. Thiếu canxi gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.

Nguy cơ gây hại nhất là những lò vi sóng sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Bản chất của việc này dựa trên những tác động của bức xạ điện từ như suy yếu màng tế bào, tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa. Hiện nay thiết kế của các lò vi sóng cho phép máy không hoạt động khi cửa không được đóng kín, hoặc bị hở, do đó không nên tự ý thay đổi kết cấu của lò vi sóng.

Không nên đặt lò vi sóng cạnh tivi, radio

Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4 mét. Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.

Thanh Nhàn (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang