Choáng ngợp trước tàu sân bay USS Gerald R. Ford đắt và uy lực nhất hành tinh

author 21:03 06/03/2017

(VietQ.vn) - Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ được xem là vũ khí quân sự đắt đỏ nhất thế giới có lượng giãn nước trên 110.000 tấn.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo báo Lao Động, với chi phí chế tạo lên tới 14 tỷ USD, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có trọng tải 112.000 tấn, cao tương đương tòa nhà 25 tầng, dài 1.106 m và rộng 76 m. Quy mô của tàu và cấu trúc hoạt động của "con thú kim loại khổng lồ" này thực sự rất phức tạp. Tàu sân bay này có thể chứa gần 4.500 thủy thủ, so với 5.500 người được giao vận hành tàu sân bay hạng Nimitz, và 90 máy bay cùng nhiều máy bay không người lái.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có trọng tải 112.000 tấn. Ảnh: Lao Động

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có trọng tải 112.000 tấn. Ảnh: Lao Động

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể mang theo trên 90 máy bay các loại, bao gồm các loại máy máy bay chiến đấu, trực thăng cảnh báo sớm, trực thăng chống ngầm, máy bay không người lái… trong đó có siêu cơ tàng hình thế hệ năm F-35 và “sát thủ” X-47B. Nó có thể chứa nhiều máy bay chiến đấu hơn so với các loại tàu sân bay khác và có thể thực hiện sứ mệnh bay nhiều hơn 25%, phóng máy bay nhanh hơn so với các tàu sân bay thông thường. 

Mỹ có kế hoạch sẽ chế tạo 10 chiếc USS Gerald R.Ford trước năm 2058, thay thế tàu sân bay lớp Nimitz đang phục vụ. USS Gerald R.Ford sẽ được trang bị những công nghệ - vũ khí hiện đại như: hệ thống “bắt máy bay” tiên tiến hỗ trợ những chiếc tiêm kích khi hạ cánh xuống tàu, tăng cường các hệ thống tự động giúp giảm vài trăm nhân sự trong thủy thủ đoàn so với các tàu thuộc lớp Nimitz, nâng cấp hệ thống tên lửa RIM-162 Sea Sparrow.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được trang bị tên lửa phòng không RIM-116.  Ảnh: Lao Động

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được trang bị tên lửa phòng không RIM-116.  Ảnh: Lao Động

Việc đóng USS Gerald R. Ford (CVN-78) bắt đầu từ tháng 11.2009. So với lớp tàu sân bay Nimitz, Gerald R.Ford được ứng dụng nhiều công nghệ mới vượt trội hơn, tăng tính tự động hóa. Tàu sẽ được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, sau 20-25 năm hoạt động mới phải thay nhiên liệu. 

Về hỏa lực vũ khí phòng vệ, USS Gerald R. Ford (CVN-78) sẽ trang bị tên lửa phòng không RIM-116 và các tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx 20mm.

Con tàu sẽ được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn và phi hành đoàn 4.660 người (ít hơn so với lớp tàu Nimitz). USS Gerald R. Ford (CVN-78) và các tàu anh em của nó sau này sẽ tiếp tục giúp nước Mỹ giữ được ưu thế trên các vùng biển.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn. Ảnh: Lao Động

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn. Ảnh: Lao Động

Theo báo Đất Việt, tàu sân bay USS Gerald R. Ford  không cần quá nhiều nhân lực để vận hành, đồng thời có độ tin cậy cao và tiết kiệm năng lượng hơn. Hệ thống này có khả năng phóng một máy bay trong 45 giây, nhanh hơn 25% so với hệ thống phóng bằng hơi nước.

Theo bình luận viên Jurica Dujmovic của Market Watch, năng lực chiến đấu của tàu USS Gerald R. Ford được đánh giá là rất xuất sắc. Tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow (ESSM) của USS Gerald R. Ford có nhiệm vụ bảo vệ con tàu khỏi mối đe dọa từ các tên lửa diệt hạm tốc độ cao.

Ngoài ra, tàu sân bay USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn Rolling Airframe (RAM). Đây là loại tên lửa nhỏ và nhẹ với trọng lượng 73,5 kg, trong đó đầu đạn nặng 11,3 kg. Tên lửa có tầm bắn 9 km và tốc độ trên Mach 2 (khoảng 680 mét/giây).

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford  không cần quá nhiều nhân lực để vận hành. Ảnh: Đất Việt
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford  không cần quá nhiều nhân lực để vận hành. Ảnh: Đất Việt

Tàu sân bay Gerald R. Ford cũng sở hữu nguồn năng lượng vô cùng ấn tượng. Hoạt động của con tàu được duy trì bởi năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân Bechtel A1B. Mỗi lò sản xuất khoảng 300 MW điện, nhiều gấp ba lần công suất của các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay lớp Nimitz.

Nguồn năng lượng khổng lồ đi liền với hỏa lực mạnh mẽ. Chỉ phân nửa năng lực sản xuất điện của tàu Gerald R. Ford cũng đủ để vận hành tất cả các hệ thống trên tàu. Vì thế, tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ có một nguồn dự trữ năng lượng lớn để sử dụng cho nhiều hệ thống và vũ khí tân tiến hơn trong tương lai, ví dụ như vũ khí laser electron tự do hay hệ thống giáp điện bảo vệ tàu. Chi phí cho mỗi phát bắn laser chỉ vào khoảng vài USD nhưng công suất của tia laser có thể lên tới 10 MW.

Theo các chuyên gia quân sự nhận định, với những thay đổi, nâng cấp về công nghệ và vũ khí tối tân như thế, siêu tàu sân bay Gerald R. Ford thực sự mang trong mình một sức mạnh đáng gờm, chắc chắn sẽ giúp Mỹ giữ thế thượng phong trong các cuộc chiến tranh hải quân thế kỷ XXI.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang