Tên lửa xuyên lục địa sức mạnh bằng 500 lần bom hạt nhân Mỹ 'khủng' cỡ nào

author 22:30 26/05/2017

(VietQ.vn) - Sức mạnh của đầu nổ đơn khối của tên lửa này gấp 500 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tin tức trên báo Quân đội nhân dân cho biết, trong chiến tranh Lạnh, trước việc Mỹ phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu hệ thống ICBM sử dụng nhiên liệu rắn đặt trong boongke kiên cố khó có thể tiêu diệt bằng các loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ đã đặt yêu cầu đối với Liên Xô về việc phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân răn đe làm đối trọng với ICBM Peacekeeper và Minuteman của Mỹ.

Viện thiết kế Yuzhnoie (thành phố Dnepropetrosk) dưới sự chỉ đạo của tổng công trình sư V.Utkin đã nhận yêu cầu phát triển thế hệ ICBM nhiên liệu lỏng mới thay thế tổ hợp tên lửa R-36 đã lỗi thời trong những năm 1970 và tới tháng 12-1975, các tổ hợp ICBM R-36M đầu tiên đã được triển khai với các thông số vượt trội so với R-36 như:

Và tới tháng 12.1975, các tổ hợp ICBM R-36M đầu tiên đã được triển khai với các thông số vượt trội so với R-36 như: Độ chính xác tăng gấp 3 lần, Khả năng sẵn sàng chiến đấu tăng 4 lần, Năng lực tên lửa tăng 1,4 lần, Khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu tăng 15 đến 30 lần, Tối ưu khối lượng thiết bị phóng tăng 2,4 lần, Thời gian khai thác sử dụng tăng 1,4 lần.

Sức mạnh "vô song" của ICBM Sa-tăng

Báo Lao Động đưa tin, tên lửa này được đánh giá là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng đứng đầu thế giới về trọng lượng khi phóng, khối lượng đầu đạn có thể mang theo và tầm bắn cực xa.

Ở phiên bản tiêu chuẩn, R-36M mang đầu đạn hạng nặng đơn nhất có sức công phá 20-25 Megatone với tầm bắn đạt 11.200km; đầu đạn đơn khối nhẹ 8 Megatone với tầm bắn 16.000km hoặc 10 đầu đạn MIRV với sức công phá mỗi đầu đạn đạt 400 Kilotone hay 10 đầu đạn hỗn hợp (4 đầu đạn 1 Megatone và 6 đầu đạn 400 Kilotone).

Sức mạnh của đầu nổ đơn khối của R-36M2 gấp 500 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Với sức mạnh như vậy, ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu khi cho nổ ở độ cao thấp, R-36M2 còn có thể sử dụng như vũ khí điện từ (EMP) khi cho nổ ở độ cao lớn tạo "sát thương" bằng sóng điện từ và bụi hạt nhân trên lãnh thổ đối phương.

Về cơ bản, R-36M/M2 là ICBM 2 tầng phóng sử dụng nhiên liệu lỏng kết hợp giữa N2O4 và UDMH. Thiết kế động cơ và buồng chứa nhiên liệu mới cho phép ICBM Sa-tăng mang được 188 tấn nhiên liệu và khối lượng đầu đạn tới 8,8 tấn (R-36 chỉ là 5,5 tấn).

Thiết kế mới cũng cho phép tên lửa lưu trữ nhiên liệu lâu hơn với việc duy trì trạng thái chiến đấu 10-15 năm trước khi cần kiểm tra và tuổi thọ có thể đạt 25 năm. R-36M có tới 6 biến thể (từ Mod-1 tới Mod-5) với sự khác biệt chủ yếu ở trang bị đầu đạn chiến đấu.

 Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang