Thị trường bán lẻ: Đi tìm nguyên nhân người Việt 'lép vế' trên sân nhà

author 07:41 05/12/2016

(VietQ.vn) - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nói: Thị trường bán lẻ VN, hàng Thái Lan điện máy chiếm đến 75%, hàng rau quả chiếm 42%, phụ tùng xe máy không ít...

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á và trên thế giới. Với sự mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập (FTA, TPP,…), với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới tại Việt Nam, sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng tăng đối với doanh nghiệp Việt.

Vài năm trở lại đây, nổi cộm có các “phi vụ” mua bán, chuyển nhượng các hệ thống phân phối được các “ông lớn” Thái Lan mua bán với giá trị lớn như siêu thị BigC, Metro, Nguyễn Kim...

Việt Nam đang bị lấn chiếm thị phần bán lẻ?

Chia sẻ lo ngại về sự lấn chiếm thị phần bán lẻ với PV Chất lượng Việt Nam, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng: “Những ông chủ Thái Lan tuyên bố là sẽ bán khoảng 60% mặt hàng của nước họ - Đây là sự khẳng định lấn chiếm thị phần của nước ta...

Trong Luật bán lẻ của các nước, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn vào thị trường của nước thứ 2 thì trong siêu thị đó chỉ được bày bán khoảng 30% số lượng hàng hoá của nước chủ đầu tư...

Trên thực tế, hàng Thái Lan đã thâm nhập “tơi bời” vào thị trường Việt Nam, trong đó, hàng điện máy chiếm đến 75%, hàng rau quả chiếm 42%, phụ tùng xe máy cũng không ít...”.

Chủ tịch Hội Siêu thị HN Vũ Vinh Phú: Dân Việt đang trở thành người làm thuê?

Ông Phú thông tin thêm: Thái Lan không những thâm nhập hệ thống phân phối mà còn thâm nhập hoạt động sản xuất. Điển hình là gạch lát, vật liệu xây dựng của nước ta đã bị “thôn tính” như thương vụ Prime; công ty về chăn nuôi, thức ăn gia súc và con giống của Thái Lan đã hoạt động ở Việt Nam cách đây khoảng 14 năm và hiện tại, thị phần mặt hàng đùi gà, thịt lợn... của công ty trên chiếm khoảng 20-30% mặt hàng đồng loại trong các siêu thị ở Hà Nội.

Thậm chí, công ty này ở miền Nam đã có thời kỳ nâng giá trứng 2 lần trong 1 tuần mà không có lý do. Xu thế là họ sẽ chiếm về sản xuất và ép về giá...

Bởi thị trường Thái Lan đã bão hoà và buộc họ phải xâm lấn, không những thị trường Việt Nam, khả năng đây còn là bàn đạp để xâm lấn toàn thị trường Đông Dương.

"Thực chất, họ đã chiếm đến 50% doanh số thị phần bán lẻ hiện đại, trong khi nước ta chủ yếu là thị trường nông nghiệp. Chính vì vậy, thị trường bán lẻ nước ta không nên chủ quan, các doanh nghiệp nội địa nên liên kết tạo sức mạnh năng lực của người Việt – hàng Việt của hệ thống phân phối Việt. Ngược lại, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà...” - ông Phú nói.

Cần liên kết tạo sức mạnh năng lực của người Việt – hàng Việt trong hệ thống phân phối Việt.

Vì sao doanh nghiệp Việt 'lép vế' trên sân nhà?

Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội Đỗ Vinh Phú nhận định: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu thị ngoại đang xâm lấn các siêu thị nội.

Thứ nhất, chúng ta yếu về vốn, về công nghệ kinh doanh, về sự liên kết, sức mạnh về tài chính. Trong khi, doanh nghiệp ngoại mạnh về toàn diện, mạnh về vốn, về công nghệ, quản lý kinh doanh, tính chuyên nghiệp ở chuỗi thu mua phân phối toàn cầu.

Dẫn đến hậu quả, mất hệ thống phân phối là mất cả sản xuất. Vì ai nắm được hệ thống phân phối sẽ chủ động điều hành được sản xuất và người bán lẻ mạnh có quyền điều hành sản xuất.

Từ đó, "chúng ta sẽ trở thành người đi làm thuê gia công hàng hoá sản xuất cho bên mạnh. Minh chứng là hiện nay, rất nhiều người Việt đang làm thuê ở các khu công nghiệp của chủ đầu tư nước ngoài với mức lương rất bèo bọt"- ông Phú nhấn mạnh.

Trang trí bàn thờ ngày Tết: Những nguyên tắc 'bất di bất dịch' có thể bạn chưa biết(VietQ.vn) - Theo sư thầy, trên bàn thờ ngày Tết phải có đôi cây đèn dầu thay vì 2 cây nến vì đèn dầu khi thắp phải đổ dầu và lau sáng... nhắc nhở trau dồi học hành.

Trăn trở về thị phần bán lẻ Việt Nam đang dần “vào tay” nhiều ông lớn nước ngoài, ông Đỗ Vinh Phú nhận xét: "Thứ nhất, do người Việt ta đã không hiểu nhau, người làm chủ có tâm không nhiều, vì lợi nhuận mà họ bất chấp, nhất là thị trường tự do.

Thứ 2, kỷ luật thị trường nước ta chưa mạnh; Thứ 3 là sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp bán ra, quản trị doanh nghiệp chưa sâu sát với hàng hoá”.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang