Chữa ‘bách bệnh’ với lá trầu không

authorLăng Dương 16:11 29/04/2017

(VietQ.vn) - Lá trầu không có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta, trở thành một trong những dược liệu chữa được rất nhiều loại bệnh.

Sự kiện: Cách phòng trị bệnh

Lá trầu không là một trong những loại thực vật quen thuộc với nhân dân ta. Lá trầu không xuất hiện trong miếng trầu têm cánh phượng, trong những lễ cúng gia tiên vào ngày lễ, Tết theo truyền thống của dân Việt ta. Hơn thế, người Việt còn khám phá ra rất nhiều công dụng của lá trầu không đối với sức khỏe khi loại lá này được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh mà chúng ta thường xuyên mắc phải.

Đặc điểm sinh học của lá trầu không

Trầu không còn được gọi tắt là trầu hay có tên khác là thược tương. Tên khoa học của nó là Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, thân leo nên khi trồng cần làm giàn cho nó phát triển.

Lá trầu mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 - 3,5cm, phiến lá dài 10 - 13cm, rộng 4,5 - 9cm, hình trái tim, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ.

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Chữa ‘bách bệnh’ với lá trầu không Lá trầu không có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta, trở thành một trong những dược liệu chữa được rất nhiều loại bệnh. Lá trầu không là một trong những loại thực vật quen thuộc với nhân dân ta. Lá trầu không xuất hiện trong miếng trầu têm cánh phượng, trong những lễ cúng gia tiên vào ngày lễ, Tết theo truyền thống của dân Việt ta. Hơn thế, người Việt còn khám phá ra rất nhiều công dụng của lá trầu không đối với sức khỏe khi loại lá này được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh mà chúng ta thường xuyên mắc phải. Đặc điểm sinh học của lá trầu không Trầu không còn được gọi tắt là trầu hay có tên khác là thược tương. Tên khoa học  của nó là Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, thân leo nên khi trồng cần làm giàn cho nó phát triển.  Lá trầu mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 - 3,5cm, phiến lá dài 10 - 13cm, rộng 4,5 - 9cm, hình trái tim, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ.  Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Các dưỡng chất trong lá trầu không Cứ 100gram lá trầu không chứa tới 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ,  6.1% carbohydrate và 2,4% tinh dầu (tinh dầu lá trầu không màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay).  Đặc biệt, các thành phần chính của tinh dầu lá trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Hơn nữa, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người. Những công dụng của lá trầu không đới với sức khỏe: Chữa bệnh nước ăn chân Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm. Giúp răng chắc khỏe Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát. Chữa táo bón Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói để chữa khỏi bệnh táo bón.  Hỗ trợ tiêu hóa Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng. Vì thế, những người thường xuyên ăn trầu cau hoặc uống nước lá trầu không sẽ không gặp phải những tình trạng như đầy hơi, khó tiêu và đào thải những chất cặn bã trong cơ thể tốt hơn.  Trị nấm ngứa Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra. Chữa lành các vết lở loét, mụn nhọt Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước.Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.Ngày làm như vậy 2-3 lần. Vì thế, bạn hãy sử dụng những bài thuốc dân gian từ lá trầu không nên trên để chữa trị những căn bệnh mà mình gặp phải. Nếu có diện tích, hãy trồng một giàn trầu không trong nhà để tận dụng hết công dụng của nó.  Lăng Dương (T/h)

 Lá trầu không thân leo, lá gần giống hình trái tim

Các dưỡng chất trong lá trầu không

Cứ 100gram lá trầu không chứa tới 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ,  6.1% carbohydrate và 2,4% tinh dầu (tinh dầu lá trầu không màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay).

Đặc biệt, các thành phần chính của tinh dầu lá trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Hơn nữa, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.

Những công dụng của lá trầu không đới với sức khỏe:

Chữa bệnh nước ăn chân

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa ‘bách bệnh’ với lá trầu không

 Lá trầu không có thể chữa trị các bệnh về nấm ngứa, táo bón, nước ăn chân

Giúp răng chắc khỏe

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu.

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói để chữa khỏi bệnh táo bón.

Hỗ trợ tiêu hóa

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

Chữa ‘bách bệnh’ với lá trầu không

 Những người thường ăn trầu cau thường rất tốt cho sức khỏe

Trị nấm ngứa

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Chữa lành các vết lở loét, mụn nhọt

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt. Ngày làm như vậy 2-3 lần.

Vì thế, bạn hãy sử dụng những bài thuốc dân gian từ lá trầu không nên trên để chữa trị những căn bệnh mà mình gặp phải. Nếu có diện tích, hãy trồng một giàn trầu không trong nhà để tận dụng hết công dụng của nó.

Kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4, về thăm lại Dinh Độc Lập năm xưa(VietQ.vn) - Dinh Độc Lập không chỉ là một di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng với nước ta mà còn là một trong những công trình kiến trúc mang nhiều ý nghĩa văn hóa.

Lăng Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang