Chúng ta đang hiểu lệch về…học lệch ?

author 06:54 23/02/2014

(VietQ.vn) – Việc thi tốt nghiệp 4 môn có người nói sẽ dẫn đến học lệch. Vậy như nào là học đều, như nào là học lệch ?

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo thi tốt nghiệp 4 môn, đã có luồng ý kiến cho rằng, thi như vậy sẽ làm các em học lệch. Nghĩa là em nào thi khối A sẽ “bỏ qua” Lịch sử và Đại lý; các em thi khối C sẽ lơ là Vật lý và Hóa học.

Nhưng như nào là học đều và học lệch?

Thế nào là học lệch ?

Thế nào là học lệch ?

 

Học đều có phải là “cái gì cũng biết nhưng không biết rõ một cái gì”. Còn học lệch liệu có phải là những học sinh chỉ biết Toán, Lý, Hóa mà không biết Bà Trưng là ai và Việt Nam ở châu lục nào không?

Ngày trước, khi GS Ngô Bảo Châu đạt giải Fields, GS Ngô Việt Trung (hồi đó vẫn là Viện trưởng viện Toán) có đặt câu hỏi với các phóng viên rằng: “Mọi người xem, anh Châu học chuyên Toán nhưng có “học lệch” không?”.

Sự thật là nhiều nhà toán học (không riêng gì GS Ngô Bảo Châu) còn làm thơ, viết văn, tìm hiểu văn hóa và lịch sử. Sự thật là nhiều người học khối C nhưng lại rất thông thạo các thiết bị điện tử gia dụng, có tư duy phản biện sắc sảo…

Thế nên, hôm đó đã có người thừa nhận: “Hôm nay gặp GS Ngô Bảo Châu em mới biết mình nhầm”.

Ở góc độ nào đó, việc học cũng giống như tình yêu, phải tự nguyện mới chân thành. Việc ép buộc các em thi nhiều môn mà đề thi vẫn còn bắt học sinh học thuộc lòng nhiều, thì khi thi xong, các em có còn nhớ về môn đó không?

Nhưng ngược lại, nếu giáo viên biết giảng bài nhẹ nhàng, biết khơi gợi cảm hứng học và quan trọng nhất là luôn định hướng các em rằng, sau này ra ngoài đời, để làm tốt các công việc, người lao động cần phải biết nhiều thứ…thì học sinh sẽ tự tìm đến với những trang sách không thuộc nhóm môn mà mình thi ĐH.

Như doanh nhân Nguyễn Trung Hà từng nói, những người học Toán ở ĐH Tổng hợp Lomonosov (Nga) như anh còn đọc sách Văn nhiều hơn dân Văn của trường này.

Hoàng Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang