Chương trình 712: Lực đẩy nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp

author 06:53 13/05/2020

(VietQ.vn) - Nhờ được hỗ trợ xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng, năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên, từng bước làm chủ các công nghệ quản lý tiên tiến.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Là nhóm nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, dự án thành phần “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” (Dự án 2) được phê duyệt tại Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh triển khai.

Hàng trăm doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng các hệ thống, công cụ như: ISO 22000, ISO 45001, ISO 3834, hệ thống tích hợp ISO 9001 với ISO 14001 và ISO 9001 với ISO 22000, KPI, Lean, TPM, Kaizen-5S... 

Bên cạnh các hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý, mô hình công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL), trong năm 2019 Dự án 2 tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL thông qua áp dụng các hệ thống, công cụ cơ bản, nền tảng, theo đề xuất của một số Hiệp hội, đơn vị, Dự án 2 đã triển khai một số hệ thống, công cụ, tiêu chuẩn mới như: ISO 39001, ISO 45001, FSC, CoC...; tư vấn chứng nhận theo chương trình chứng nhận của UL, RoHS, CE-Marking và mở rộng đối tượng thụ hưởng tới các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp trồng rừng...

Theo ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ngoài việc góp phần nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam, Dự án 2 còn giúp sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam thay đổi một bước lớn về chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cải thiện hình ảnh, thương hiệu và tính cạnh tranh, qua đó khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, để nắm bắt, tiếp cận với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Dự án 2 đã cho triển khai thí điểm áp dụng kết hợp các công cụ cải tiến NSCL với công nghệ số trong doanh nghiệp dệt may, làm cơ sở rút kinh nghiệm, nhân rộng.

Theo Ban điều hành Chương trình, năm 2018-2019, Dự án 2 đã thực hiện hỗ trợ hơn 400 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống, công cụ như: ISO 22000, ISO 45001, ISO 3834, hệ thống tích hợp ISO 9001 với ISO 14001 và ISO 9001 với ISO 22000, KPI, Lean, TPM, Kaizen-5S...

Với việc thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng HTQL ISO 9001, ISO 14001 từ các nhiệm vụ của Chương trình, cùng với các giải pháp như xã hội hoá hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý theo ISO 9001, ISO 14001; thực hiện các chương trình hỗ trợ, đào tạo tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận HTQL theo ISO 9001, ISO 14001; rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh..., theo đó, các chỉ số “Số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $ PPP GDP” và chỉ số “Số chứng chỉ ISO 9001/tỷ $ PPP GDP” trong bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã được cải thiện và tăng theo các năm. Theo Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019, Việt Nam tăng 3 bậc lên vị trí 42/129 quốc gia/nền kinh tế.

Trong năm 2019, việc hỗ trợ áp dụng ISO 45001, tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe, nghề nghiệp cho 20 doanh nghiệp đã đem lại kết quả, hiệu quả rõ rệt, các doanh nghiệp quan tâm, hưởng ứng và đánh giá cao lợi ích đem lại cho doanh nghiệp. Có thể kể đến các doanh nghiệp điển hình như: Công ty CP Cơ điện Miền Trung, Công ty Kỹ thuật Xây dựng DINCO, Tổng công ty thiết bị điện, Xi măng VICEM Hải Vân, Nhôm Lâm Đồng…

Việc hỗ trợ áp dụng Kaizen-5S cho 60 doanh nghiệp làng nghề đã đem đến luồng gió mới cho DN, từng bước thay đổi hình ảnh doanh nghiệp làng nghề, thay đổi thói quen quản lý theo kiểu gia đình để tiếp cận đến phương pháp quản lý mới, tiên tiến. Các doanh nghiệp làng nghề đánh giá cao sự hỗ trợ thiết thực của dự án và mong muốn được tiếp tục hỗ trợ, duy trì, phát triển…

 

Theo thống kê, năm 2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP đạt 43,5%, bình quân 3 năm 2016 - 2018 đạt 43,29% (vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW “Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 – 35%”).

Năm 2019, GDP ước tăng 6,81%, ước đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP khoảng 42,7%. Giai đoạn 2016- 2019 đóng góp của tăng TFP vào GDP khoảng 40,4% và dự kiến 2016-2020 đath 40,5% vượt chỉ tiêu đề ra của Chương trình.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình, TFP đang có xu hướng đóng góp ý nghĩa vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động khoa học và công nghệ, các chương hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển đào tạo và các xu hướng ứng dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực đã được thúc đẩy một cách tích cực trong những năm gần đây.

Chương trình 712 - Bước tiến dài trong cải tiến năng suất chất lượng doanh nghiệp(VietQ.vn) - Gần 300 DN sản xuất công nghiệp được tiếp cận các công cụ cải tiến năng suất theo Chương trình 712. Đây là kết quả mà Bộ Công Thương đạt được trong giai đoạn 2019 - 2020 và khoảng 120 DN sẽ được tiếp cận chương trình trong năm 2020.

 Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang