Chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện vào năm 2019-2020

author 17:02 05/10/2017

(VietQ.vn) - Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc lùi thời gian 1 năm cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, đồng thời đề nghị tăng cường truyền thông, mở rộng đối thoại, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới giáo dục.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Với lĩnh vực giáo dục đào tạo, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm 2017-2018, không để tình trạng lạm thu, xử lý các vi phạm và công khai cho báo chí, người dân được biết.

Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc lùi thời gian 1 năm cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, đồng thời đề nghị tăng cường truyền thông, mở rộng đối thoại, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới giáo dục.

 Chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh niên

 Chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh niên

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và đặc biệt tại cuộc họp tổng kết năm học 2016-2017 vừa diễn ra vào tháng 8/2017, nhiều địa phương đã có ý kiến là nên lùi việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới  ít nhất 1 năm.

Đây cũng là khuyến nghị từng được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra.

Chương trình sách giáo khoa mới được áp dụng từ năm học 2018-2019(VietQ.vn) - Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV yêu cầu áp dụng sách giáo khoa mới từ năm học 2018-2019.

Căn cứ ý kiến của các chuyên gia, các địa phương và tình hình cụ thể thực hiện chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ xin lùi tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 1 năm.

Như vậy, các đơn vị, địa phương sẽ có thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc xây dựng, biên soạn, thẩm định, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới cũng như các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện chương trình. 

Sau khi nhất trí chủ trương, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội để xin ý kiến. Quốc hội là cơ quan đưa ra quyết định chính thức.

Ánh Nguyệt

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang