Chuyển đổi số - Giải pháp tăng trưởng năng suất doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

author 14:58 01/06/2021

(VietQ.vn) - Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid – 19 thông qua hướng dẫn thực hành các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”, thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Viện Năng suất Việt Nam chủ trì, nhóm dự án đã triển khai xây dựng Phần mềm ứng dụng CNTT hỗ trợ hoạt động kết nối, đào tạo và tư vấn cải tiến năng suất chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp (ViPRO).

Đại dịch Covid-19 là vấn đề lớn mà thế giới chưa từng gặp phải ở cả tốc độ, sự khốc liệt và quy mô. Đại dịch gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tại những quốc gia hùng mạnh, tiên tiến nhất trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu và tất nhiên cả những nền kinh tế thiên về sản xuất khác như Ấn Độ, Brazil.

Vấn đề hóc búa do Covid-19 gây ra đã làm đứt gãy chuỗi liên kết giữa sản xuất, phân phối hàng hóa trên phương diện vĩ mô, khiến cho giao tiếp, làm việc giữa mọi người trở nên khó khăn hơn ở phương diện vi mô. Các doanh nghiệp bị tác động rất lớn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, bán hàng dẫn tới sụt giảm doanh thu, một số đơn vị thậm chí phá sản.

Trong một bối cảnh khác, khoa học công nghệ tới thời điểm hiện tại đã đạt được nhiều bước tiến rực rỡ, đặc biệt trong những bài toán tối ưu hóa nguồn lực, tự động hóa quy trình và hỗ trợ nhận diện vấn đề, ra quyết định, tư vấn thông qua trí tuệ nhân tạo. Cả thế giới đã có những bước chuyển tích cực sang nền kinh tế hiện đại, thông minh được tạo ra với sự hỗ trợ đắc lực của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Để tiếp cận và tiệm cận với sự phát triển chung của thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng những ứng dụng công nghệ tiên tiến với sự quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Theo báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình 2021 – Góc nhìn Việt Nam của PwC, số doanh nghiệp gia đình Việt Nam tham gia khảo sát dự báo doanh nghiệp sẽ tăng trưởng trong năm 2021 chiếm tới 65%.

Trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát, 52% cho biết sẽ ưu tiên tăng cường công tác chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới. Một khảo sát khác của WorldBank cho thấy, tới tháng 6/2020, 48% doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển sang nền tảng số. Chỉ trong 03 tháng tiếp theo, tỷ lệ tăng thêm tới 11%. Những nền tảng số được ứng dụng nhiều vào doanh nghiệp Việt Nam gồm quản trị, tiếp thị, giải pháp thanh toán và nhiều nhu cầu khác.

Nhóm dự án trao đổi lấy ý kiến chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và các đơn vị cung cấp giải pháp 

Dù vậy, trong những nhu cầu được liệt kê phía trên, có một yếu tố chưa được quan tâm, đẩy mạnh chính là yếu tố năng suất tổng hợp chung của toàn bộ doanh nghiệp. Để kết nối những vùng công việc và các quy trình kèm theo, đôi khi là rời rạc của doanh nghiệp, cần có cái nhìn tổng quan để từ đó thiết lập bài toán và tìm lời giải phù hợp. Cũng theo khảo sát của PwC, chỉ 30% doanh nghiệp tự đánh giá mạnh về kỹ thuật số.

Vì vậy, có thể thấy các doanh nghiệp rất cần đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là những người đã được chứng minh qua hiệu quả công việc, được cộng đồng ghi nhận. Việc kết nối giữa chuyên gia – doanh nghiệp có thể được làm giàu bởi mối quan hệ với bên thứ ba cung cấp công nghệ, giải pháp. Như kết quả khảo sát đã chỉ ra, chỉ số ít doanh nghiệp có thể tự tin xây dựng cho doanh nghiệp mình và con số tối thiểu 70% chính là nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp phát triển, cung cấp giải pháp, công nghệ giúp cải tiến.

Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid – 19 thông qua hướng dẫn thực hành các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Viện Năng suất Việt Nam chủ trì, nhóm dự án đã triển khai xây dựng Phần mềm ứng dụng CNTT hỗ trợ hoạt động kết nối, đào tạo và tư vấn cải tiến năng suất chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp (ViPRO).

Để phần mềm đáp ứng nhu cầu của các bên, nhóm dự án đã tổ chức nhiều cuộc lấy ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia và các đơn vị cung cấp giải pháp. Qua trao đổi, lấy ý kiến các doanh nghiệp, đơn vị đối tác rất quan tâm và đánh giá đây là nền tảng cần thiết, đáp ứng đúng nhu cầu hiện nay trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và các chuyên gia, đơn vị cung cấp giải pháp nhằm tránh tình trạng phải tìm kiếm trên mạng rất mất thời gian cho việc trao đổi để lựa chọn với nhiều đơn vị, chuyên gia cung cấp giải pháp phù hợp và tin cậy.

 Màn hình chức năng đăng ký, cập nhật thông tin người dùng

Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia, đơn vị cung cấp thông tin, nhóm xây dựng phần mềm đã thiết kế chức năng đăng ký, cập nhật thông tin, nhu cầu, khả năng cung cấp giải pháp của doanh nghiệp, chuyên gia và các đơn vị đối tác để các bên thuận lợi trong việc trao đổi và hợp tác.

Phần mềm ViPRO được xây dựng, vận hành đã đáp ứng yêu cầu về đăng ký và cập nhật thông tin của các bên tham gia (tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia và đối tác cung cấp giải pháp); hỗ trợ tìm kiếm chuyên gia, các đơn vị cung cấp giải pháp tin cậy giúp tổ chức, doanh nghiệp cải tiến năng suất chất lượng; hỗ trợ thực hiện đào tạo…

Mặc dù thời gian vận hành sử dụng phần mềm chưa lâu, nhưng đã đạt được những kết quả ban đầu: Số lượng tổ chức, doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp đã đăng ký và cập nhật thông tin trên phần mềm là gần 100; Số lượng chuyên gia đăng ký, cập nhật thông tin trên phần mềm là hơn 60 chuyên gia; Việc trao đổi thông tin, hỗ trợ thực hiện đào tạo, tư vấn được triển khai trên phần mềm trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất; 

Khi đưa vào triển khai áp dụng trong thực tế phần mềm ViPRO, ngoài những chức năng đáp ứng yêu cầu mục tiêu của phần mềm, nhóm triển khai cũng nhận được những ý kiến góp để cải tiến phần mềm như: khi lần đầu đăng ký tài khoản, người sử dụng phải cung cấp nhiều thông tin xác thực; trong quá trình hội thoại giữa các bên thỉnh thoảng bị mất tiếng, mất hình; phần mềm chưa hỗ trợ tự reset mật khẩu khi người dùng quên mật khẩu… Để đảm bảo chất lượng ứng dụng phần mềm, Viện Năng suất Việt Nam không ngừng cải tiến và phát triển giúp cho phần mềm tiện dụng hơn cho người sử dụng.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống và giúp người dùng tận dụng sức mạnh của công nghệ, nhóm Đề án đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và big data vào công tác tư vấn, khuyến nghị từ đó bổ sung thêm giá trị gia tăng cho người dùng. Cụ thể, trong tương lai, hệ thống có thể tự động cập nhật thông tin người dùng và trên cơ sở hành vi của người dùng đó đưa ra khuyến nghị về đối tượng tiếp cận, giao dịch phù hợp.

Ví dụ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép tìm kiếm từ khóa về quản trị sản xuất. Khi đó, dựa trên thang điểm đánh giá sự phù hợp giữa câu hỏi và hành vi, tương tác của người dùng mà hệ thống đưa ra những khuyến nghị phù hợp với nhu cầu và hành vi của người dùng đó.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6Nói tục tại lễ hội bị phạt 500.000 đồng; tổ chức cho khách nhảy múa thoát y bị phạt 40-50 triệu đồng... là chính sách có hiệu lực từ ngày 1/6.

Nguyễn Minh Đức- Viện Năng suất Việt Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang