Chuyển đổi số trong logistics: Giúp theo dõi từng ‘bước đi’ của hàng hóa

author 17:22 22/03/2021

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp dịch vụ logisitics phải chuyển đổi số để khách hàng có thể kết nối với người cung cấp và khách hàng theo dõi được từng bước đi của hàng hóa.

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.

Tuy vậy, trên thực tế chi phí của dịch vụ logistics tại Việt Nam còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Với lợi thế hơn 3.000 km bờ biển, mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng vận tải đường sông và đường biển ở Việt Nam còn hạn chế, công nghệ vận tải đường sắt nhiều năm qua không có nhiều thay đổi nên Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng vận tải đường bộ.

Chuyển đổi số trong logistics giúp khách hàng theo dõi từng "bước đi’"của hàng hóa. Ảnh minh họa.

Đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển logistics trong thời gian tới, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, tư tưởng xuyên suốt vẫn phải giảm chi phí về logistics để nâng cao hiệu quả của sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Logistics Việt Nam phải trở thành ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn sự phát triển của ngành này với thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu một cách đồng bộ. Cùng với đó là việc phát triển hệ thống giao thông vận tải hiện đại cũng như chuyển đổi số trong thời gian gần nhất.

“Cần tạo lập môi trường phát triển bình đẳng và cạnh tranh công bằng, minh bạch cho các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tham gia logistics. Khuyến khích và thu hút việc đầu tư vào lĩnh vực này với lợi thế của Việt Nam về địa lý, cơ sở hạ tầng sẵn có mà trước hết cần kết nối dịch vụ với các nước trong khu vực ASEAN”, ông Phú cho biết.

Còn theo PGS. TS. Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương), Nhà nước phải tạo ra được môi trường để phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics có điều kiện hoạt động, cơ sở hoạt động, phương tiện hoạt động; tạo ra yêu cầu môi trường để khách hàng là các nhà sản xuất và kinh doanh sử dụng dịch vụ logistics.

“Khi nào hai yếu tố này gặp nhau mới hi vọng có được sự phát triển của thị trường logistics, từ đó cải thiện Chỉ số logistics”, PGS.TS. Phạm Tất Thắng nhìn nhận và cho rằng trước hết các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về kinh doanh. Nếu các doanh nghiệp vẫn tiếp tục chủ trương mang tính chất tự cung, tự cấp, ít sử dụng các dịch vụ khác trong đó có dịch vụ logistics sẽ đi ngược lại xu thế phát triển của thị trường.

“Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng phải thay đổi, chuyển sang hoạt động của doanh nghiệp số. Doanh nghiệp dịch vụ logisitics phải chuyển đổi số để khách hàng có thể kết nối với người cung cấp, theo dõi được từng bước đi của hàng hóa. Tất cả những khâu đó nếu không chuyển đổi số sẽ không giải quyết được vấn đề, không đáp ứng được yêu cầu thực tế”, PGS.TS. Phạm Tất Thắng nêu quan điểm.

Khách hàng ngày càng hài lòng về chất lượng dịch vụ logistics của Công ty TNHH Melody Logistics(VietQ.vn) - Với sự lớn mạnh của một doanh nghiệp logistics có định hướng vươn tới khu vực và quốc tế, đi theo xu hướng quốc tế, và tầm nhìn tương lai đúng đắn, Melody Logistics đang mở rộng tới hầu hết các kho bãi, bến cảng tại ba miền Bắc Trung Nam với tổng cộng 14 chi nhánh.

Mai Phương

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:hàng hóa, logistics

tin liên quan

video hot

Về đầu trang