Chuyên gia phong thủy khuyên nên làm những điều này trước ngày Táo Quân chầu trời

authorPhương Nam 06:27 17/01/2017

(VietQ.vn) - Trước ngày Táo Quân chầu trời, gia đình bạn cần thực hiện những điều này để mang lại tài lộc và thịnh vượng theo phong thủy.

Sự kiện: Tết ông Công ông Táo

Ngày Táo Quân chầu trời hay còn được gọi là Tết ông Công ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ba vị thần Táo Quân đúng vào ngày 23 tháng Chạp sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ. Vậy nên, theo quan niệm dân gian, ngày Táo Quân lên báo cáo Ngọc Hoàng chính là ngày để tổng kết một năm cũ và mở ra những sự tốt đẹp trong năm mới.

Theo chuyên gia phong thủy Th.s Nguyễn Huy Hoàng, ngày Táo Quân chầu trời các gia đình nên mua sắm cũng như làm những việc sau đây để Táo Quân bẩm tấu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất và mang đến một năm mới tốt lành, tài lộc dồi dào.

chuyen-gia-phong-thuy-khuyen-nen-lam-nhung-dieu-nay-truoc-ngay-tao-quan-chau-troi

 Các gia đình nên cúng Táo Quân trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp - Ảnh minh họa

Điều đầu tiên chuyên gia Hoàng cho biết, người Việt những ngày cuối năm dù bận rộn đến mấy cũng phải dành chút thời gian dọn dẹp nhà cửa tươm tất, gọn gàng, thơm tho.

“Nhất thiết phải dọn nhà cửa trước ngày 23 tháng Chạp. Bởi khi đó, các vị thần (Táo Quân) sẽ lên Thiên đình báo cáo về một năm qua ở gia đình nhà bạn. Trước khi lên báo cáo, thấy nhà cửa sạch đẹp thì Táo Quân sẽ bẩm tấu những điều tốt, những điều tươm tất cho Ngọc Hoàng. Và chắc chắn, khi được báo cáo những điều tốt đẹp nhất, gia đình bạn sẽ có một năm mới nhiều tài lộc, vì tài lộc chỉ đến với những người gọn gàng và ngăn nắp”, chuyên gia Hoàng nói.

Chuyên gia Hoàng nhấn mạnh, với những làm kinh doanh, trong quá trình dọn dẹp nhà, mọi người đừng quên tắm cho cho các vị Phúc - Lộc - Thọ. Bởi, đó là những vị thần quan trọng chứng giám và phù hộ năm 1 năm thịnh vượng.

Thứ hai, các gia đình nên chuẩn bị mâm cỗ truyền thống rước Táo Quân về trời. Mâm cỗ truyền thống cúng Táo Quân bao gồm: Mũ dành cho các ông Táo (2 ông) thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà (1 bà) thì không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này nên được trang trí màu sắc sặc sỡ, lộng lẫy. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại mũ rát vàng và kim tuyến óng ánh thể hiện sự kính trọng của gia chủ trước bậc thần linh.  

chuyen-gia-phong-thuy-khuyen-nen-lam-nhung-dieu-nay-truoc-ngay-tao-quan-chau-troi

 Các gia đình cũng cẩn chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo Quân thật tươm tất - Ảnh minh họa

Ngoài mũ quan Táo Quân thì các gia đình cần chuẩn bị vàng mã bao gồm: áo, hia, vàng thoi, cá chép bằng giấy. Những vật phẩm cúng Táo Quân này sẽ được đốt để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời cùng với bài vị năm cũ.

Mâm cỗ cúng Táo Quân cần chuẩn bị: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 3 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Các gia đình có thể thay thế thịt luộc bằng 1 con gà ngậm hoa hồng.

“Lễ cúng Táo Quân phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực để mang ý nghĩa cả năm ấm no”, chuyên gia Hoàng nói.

Theo chuyên gia Hoàng, lễ cúng Táo Quân nên được thực hiện vào tối ngày 22 tháng Chạp, hoặc sáng sớm ngày 23. Nhất thiết phải cúng xong trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang